Trong hai năm qua, cùng với chủ trương đẩy mạnh tái cơ cấu, các nhà băng đã tập trung vào việc cải tổ lại bộ máy hoạt động, không ít ngân hàng phải chọn con đường sáp nhập để sống còn.
Có thể nói, sáp nhập không còn là những khái niệm mới đối với cơ quan quản lý cũng như tổ chức tín dụng của Việt Nam.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên, các ngân hàng vẫn còn một chặng đường dài phía trước trong tiến trình tái cơ cấu để có thể đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong toàn bộ hệ thống.
Vẫn còn trăm mối tơ vò
Nhìn lại chặng đường hai năm tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhận định: Hệ thống ngân hàng đã được tái cấu trúc khá hiệu quả. Ðây cũng là lĩnh vực được tái cấu trúc mạnh mẽ nhất và dễ nhận thấy nhất, so với hai lĩnh vực khác là tái cơ cấu đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá, hiện nay an toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ không còn. Bên cạnh đó, khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng được cải thiện, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn, kịp thời, kể cả ở một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là những bước đi đầu tiên, các ngân hàng vẫn còn một chặng đường dài phía trước trong tiến trình tái cơ cấu để có thể đạt được sự chuyển biến mạnh mẽ về chất trong toàn bộ hệ thống.
Vẫn còn trăm mối tơ vò
Nhìn lại chặng đường hai năm tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng, tiến sỹ Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban giám sát tài chính quốc gia nhận định: Hệ thống ngân hàng đã được tái cấu trúc khá hiệu quả. Ðây cũng là lĩnh vực được tái cấu trúc mạnh mẽ nhất và dễ nhận thấy nhất, so với hai lĩnh vực khác là tái cơ cấu đầu tư công và doanh nghiệp nhà nước.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Chánh thanh tra Ngân hàng Nhà nước cũng đánh giá, hiện nay an toàn hệ thống tổ chức tín dụng đã được bảo đảm, nguy cơ gây đổ vỡ không còn. Bên cạnh đó, khả năng chi trả của các tổ chức tín dụng được cải thiện, tài sản của Nhà nước và tiền gửi của nhân dân được an toàn, kịp thời, kể cả ở một số ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém phải cơ cấu lại.
Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, 8/9 ngân hàng đã hoàn thành bước đầu lộ trình tái cơ cấu. Với ngân hàng còn lại, Ngân hàng Nhà nước đang xem xét, xin ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về phương án tự củng cố, chấn chỉnh trên cơ sở có sự tham gia vốn của tổ chức tín dụng nước ngoài.
Tuy nhiên, có thể thấy, các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập, mặc dù đã có sự tăng lên đáng kể về quy mô vốn và tài sản nhưng theo nhận định của các chuyên gia, các thương vụ sáp nhập, hợp nhất thời gian qua mới chỉ là sự sáp nhập, hợp nhất về mặt cơ học, chứ chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cũng cho rằng, quãng thời gian hai năm đủ để cho thấy chúng ta vẫn đang rất chậm chạp trong việc triển khai tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
“Bằng chứng là các khoản nợ xấu “khủng” vẫn nằm “chôn” cùng sự xuống đáy của thị trường bất động sản. Giải pháp đưa ra nhằm phá băng thị trường này dù đã được tích cực triển khai nhưng hầu như chưa đem lại tín hiệu tích cực nào. Thị trường chủ yếu vẫn chỉ có nhà đầu cơ tích trữ “chơi” với nhau, giao dịch thực gần như bất động,” ông Thành nhấn mạnh.
Đơn cử như SHB, ngân hàng này được đánh giá là một trong những tổ chức tín dụng tái cơ cấu khá thành công trong thời gian qua nhưng vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là bài toán đau đầu của lãnh đạo ngân hàng này. Dù đã giảm khá mạnh tỷ lệ nợ xấu, nhưng đến nay, lãnh đạo SHB thấm thía một thời gian dài được “phong” làm “hoa hậu nợ xấu” của hệ thống khi sáp nhập với Habubank – ngân hàng khi sáp nhập có tỷ lệ nợ xấu gần 15%.
Suốt 2 năm qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của SHB là thu hồi nợ quá hạn, xử lý các khoản nợ xấu được chuyển giao từ Habubank, nhất là khoản nợ của Vinashin. Dù cuối năm 2013, SHB thu hồi được 3.600 tỷ đồng nợ, nhờ đó kéo tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 4,06%, nhưng vẫn chưa về mức mục tiêu 3%.
Ngoài nợ xấu, một trong những thách thức của quá trình tái cơ cấu các ngân hàng là xử lý vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng.
Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân của sở hữu chéo là những người có cơ hội vào ngân hàng để đem lại lợi ích cho họ, tức đưa vốn phục vụ cho chính mình. Tuy nhiên, người có tâm thì đem lại lợi ích ở mức phù hợp, nhưng những cá nhân có lòng tham lại lạm dụng sở hữu chéo quá mức, dẫn đến con nợ và chủ nợ chính là một, gây khó khăn cho ngân hàng và nền kinh tế.
Tập trung xử lý nợ xấu và sở hữu chéo
Trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2014 và 2015 là tiếp tục tạo điều kiện cho việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nâng cao quy mô, năng lực cạnh tranh.
Đặc biệt, với các giải pháp đồng bộ quyết liệt là thu hồi nợ và xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống.
Ngân hàng SHB cũng đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu chiếm tối đa 3% trên tổng dư nợ. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của SHB bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh là công tác quản lý và xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thẩm định tín dụng, triệt để nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay.
Ngoài ra, SHB sẽ rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu toàn hệ thống trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định để tiếp tục thực hiện bán nợ cho VAMC. Áp dụng mạnh mẽ nhiều hình thức chế tài nhằm xử lý vi phạm trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh, phòng giao dịch, các cá nhân liên quan để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, gắn trách nhiệm của người lao động đến chất lượng tín dụng của SHB.
Đối với vấn đề sở hữu chéo, ông Lê Xuân Nghĩa đề xuất: Cần khoanh vùng, tiến hành điều tra toàn diện về cơ cấu sở hữu ngân hàng và có lộ trình xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo. Bổ sung luật các tổ chức tín dụng về sở hữu và chế tài xử lý vi phạm. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp có liên quan đến góp vốn vào ngân hàng và có chế tài nghiêm về vi phạm lĩnh vực này.
Thừa nhận sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, việc xử lý sở hữu chéo phải thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định từng tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các tổ chức tín dụng để phát hiện và xử lý tình trạng thao túng, chi phối ngân hàng dẫn đến vi phạm giới hạn cấp tín dụng cho cổ đông và người liên quan
Tuy nhiên, có thể thấy, các ngân hàng sau hợp nhất, sáp nhập, mặc dù đã có sự tăng lên đáng kể về quy mô vốn và tài sản nhưng theo nhận định của các chuyên gia, các thương vụ sáp nhập, hợp nhất thời gian qua mới chỉ là sự sáp nhập, hợp nhất về mặt cơ học, chứ chưa có sự cải thiện đáng kể về mặt tài chính và quản trị.
Chuyên gia Bùi Kiến Thành cũng cho rằng, quãng thời gian hai năm đủ để cho thấy chúng ta vẫn đang rất chậm chạp trong việc triển khai tái cơ cấu lại hệ thống ngân hàng.
“Bằng chứng là các khoản nợ xấu “khủng” vẫn nằm “chôn” cùng sự xuống đáy của thị trường bất động sản. Giải pháp đưa ra nhằm phá băng thị trường này dù đã được tích cực triển khai nhưng hầu như chưa đem lại tín hiệu tích cực nào. Thị trường chủ yếu vẫn chỉ có nhà đầu cơ tích trữ “chơi” với nhau, giao dịch thực gần như bất động,” ông Thành nhấn mạnh.
Đơn cử như SHB, ngân hàng này được đánh giá là một trong những tổ chức tín dụng tái cơ cấu khá thành công trong thời gian qua nhưng vấn đề xử lý nợ xấu vẫn là bài toán đau đầu của lãnh đạo ngân hàng này. Dù đã giảm khá mạnh tỷ lệ nợ xấu, nhưng đến nay, lãnh đạo SHB thấm thía một thời gian dài được “phong” làm “hoa hậu nợ xấu” của hệ thống khi sáp nhập với Habubank – ngân hàng khi sáp nhập có tỷ lệ nợ xấu gần 15%.
Suốt 2 năm qua, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của SHB là thu hồi nợ quá hạn, xử lý các khoản nợ xấu được chuyển giao từ Habubank, nhất là khoản nợ của Vinashin. Dù cuối năm 2013, SHB thu hồi được 3.600 tỷ đồng nợ, nhờ đó kéo tỷ lệ nợ xấu giảm xuống mức 4,06%, nhưng vẫn chưa về mức mục tiêu 3%.
Ngoài nợ xấu, một trong những thách thức của quá trình tái cơ cấu các ngân hàng là xử lý vấn đề sở hữu chéo giữa các tổ chức tín dụng.
Các chuyên gia cho rằng, một trong những nguyên nhân của sở hữu chéo là những người có cơ hội vào ngân hàng để đem lại lợi ích cho họ, tức đưa vốn phục vụ cho chính mình. Tuy nhiên, người có tâm thì đem lại lợi ích ở mức phù hợp, nhưng những cá nhân có lòng tham lại lạm dụng sở hữu chéo quá mức, dẫn đến con nợ và chủ nợ chính là một, gây khó khăn cho ngân hàng và nền kinh tế.
Tập trung xử lý nợ xấu và sở hữu chéo
Trọng tâm của Ngân hàng Nhà nước trong năm 2014 và 2015 là tiếp tục tạo điều kiện cho việc sáp nhập, hợp nhất, mua lại các tổ chức tín dụng trên nguyên tắc tự nguyện để xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém và nâng cao quy mô, năng lực cạnh tranh.
Đặc biệt, với các giải pháp đồng bộ quyết liệt là thu hồi nợ và xử lý nợ xấu, hạn chế tối đa nợ quá hạn, nợ xấu phát sinh mới nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của toàn hệ thống.
Ngân hàng SHB cũng đặt ra mục tiêu đến cuối năm 2014, tỷ lệ nợ xấu chiếm tối đa 3% trên tổng dư nợ. Chính vì vậy, nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu của SHB bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh là công tác quản lý và xử lý nợ xấu; tăng cường công tác thẩm định tín dụng, triệt để nghiêm túc thực hiện đầy đủ quy trình tín dụng, kiểm tra trước trong và sau khi cho vay.
Ngoài ra, SHB sẽ rà soát toàn bộ danh mục nợ xấu toàn hệ thống trên cơ sở đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định để tiếp tục thực hiện bán nợ cho VAMC. Áp dụng mạnh mẽ nhiều hình thức chế tài nhằm xử lý vi phạm trong hoạt động tín dụng tại các chi nhánh, phòng giao dịch, các cá nhân liên quan để xảy ra nợ quá hạn, nợ xấu, gắn trách nhiệm của người lao động đến chất lượng tín dụng của SHB.
Đối với vấn đề sở hữu chéo, ông Lê Xuân Nghĩa đề xuất: Cần khoanh vùng, tiến hành điều tra toàn diện về cơ cấu sở hữu ngân hàng và có lộ trình xử lý dứt điểm tình trạng sở hữu chéo. Bổ sung luật các tổ chức tín dụng về sở hữu và chế tài xử lý vi phạm. Ngoài ra, cần kiểm soát chặt chẽ tín dụng, trái phiếu doanh nghiệp có liên quan đến góp vốn vào ngân hàng và có chế tài nghiêm về vi phạm lĩnh vực này.
Thừa nhận sở hữu chéo, đầu tư chéo trong hệ thống tổ chức tín dụng ở Việt Nam đang có xu hướng diễn biến phức tạp, tiềm ẩn rủi ro và ảnh hưởng đến an toàn hoạt động của từng tổ chức tín dụng nhưng Thống đốc Nguyễn Văn Bình cũng cho biết, việc xử lý sở hữu chéo phải thận trọng, có lộ trình để giữ ổn định từng tổ chức tín dụng và hệ thống ngân hàng.
Ngân hàng Nhà nước sẽ giám sát chặt chẽ quan hệ tín dụng của những cổ đông và người có liên quan tại các tổ chức tín dụng để phát hiện và xử lý tình trạng thao túng, chi phối ngân hàng dẫn đến vi phạm giới hạn cấp tín dụng cho cổ đông và người liên quan
Theo Vietnam+
Ngày 30/05/2014
Đăng nhận xét