Theo trang web Cục Hải sự Trung Quốc ngày 17.6, nước này tiếp tục tung giàn khoan thứ 2 ra biển Đông từ ngày 18-20.6. Giàn khoan thứ 2 này có tên Biển Đông số 9, là loại giàn khoan nửa chìm nửa nổi của Tổng công ty dầu khí ngoài khơi quốc gia Trung Quốc (CNOOC), được cho là đưa ra khu vực quần đảo Hoàng Sa, theo ifeng.com (trang thông tin của Đài truyền hình Phượng Hoàng, Hồng Kông) ngày 18.6.
Việc đóng thêm giàn khoan Hải Dương 982 của Trung Quốc đang thể hiện dã tâm độc chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông.
Tuy nhiên trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên.
Tuy nhiên trang này cũng chưa cho biết thêm thông tin về giàn khoan thứ 2 nói trên.
Không dừng lại ở giàn khoan Hải Dương-981 (Haiyang Shiyou – 981) đang hạ đặt trái phép trong vùng biển Việt Nam, Trung Quốc còn đang tiếp tục hoàn thiện thêm ba giàn khoan hiện đại khác trong năm tới, như một công cụ đắc lực phục vụ cho tham vọng bá quyền trên biển Đông.
Đầu tháng 6.2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương – 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD).
Trong đó giàn khoan Hải Dương – 982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.
Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương – 982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8.2016.
Giàn khoan Hải Dương – 943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.
(Chấm vàng cao nhất thể hiện vị trí giàn khoan Nam Hải 9 trước khi dịch chuyển, chấm vàng thứ hai là vị trí sau khi di chuyển. Chấm vàng thứ ba là vị trí giàn khoan 981. Đồ họa: Ifeng)
Giàn khoan Hải Dương – 944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương – 943 và Hải Dương – 944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10.2015.
Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác với ý đồ không rõ ràng.
Đầu tháng 6.2014, báo mạng Hải Dương Trung Quốc (ocean.china.com.cn) từng đưa tin Trung Quốc đang ồ ạt đóng giàn khoan với ít nhất 3 giàn khoan lớn Hải Dương – 982, 943 và 944 với tổng trị giá lên tới 6,65 tỉ tệ (khoảng 1 tỉ USD).
Trong đó giàn khoan Hải Dương – 982 sẽ được thiết kế là một giàn khoan nước sâu nửa chìm nửa nổi thế hệ mới, đáp ứng được mọi điều kiện khí hậu khắc nghiệt nhất trên biển Đông.
Với tuổi thọ dự tính 25 năm, giàn khoan Hải Dương – 982 được thiết kế phù hợp hoạt động ở độ sâu tới 1.500 m ở mọi vùng biển trên thế giới, khoan sâu tối đa tới 9.144 m, mang hệ thống định vị động lực DP3, và dự tính sẽ được bàn giao vào tháng 8.2016.
Giàn khoan Hải Dương – 943 sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, và có thể khoan sâu tối đa tới 10.668 m.
(Chấm vàng cao nhất thể hiện vị trí giàn khoan Nam Hải 9 trước khi dịch chuyển, chấm vàng thứ hai là vị trí sau khi di chuyển. Chấm vàng thứ ba là vị trí giàn khoan 981. Đồ họa: Ifeng)
Giàn khoan Hải Dương – 944 cũng sẽ được thiết kế là giàn khoan tự nâng, chủ yếu hoạt động ở các khu vực đất mềm, có thể hoạt động ở độ sâu tối đa là 122 m, có thể khoan sâu tối đa tới 9.144 m. Hai giàn khoan Hải Dương – 943 và Hải Dương – 944 dự kiến sẽ lần lượt được hoàn thiện vào tháng 9 và tháng 10.2015.
Như vậy ngoài 3 giàn khoan mới chính thức được công bố, có khả năng Trung Quốc đã âm thầm đóng tiếp không ít các giàn khoan khác với ý đồ không rõ ràng.
Nguồn:http://nguyentandung.org
Ngày đăng 18/06/2014
Đăng nhận xét