Cuốn sách này đã đi tới phần kết luận, và phần kết luận chắc phải tập trung vào Việt nam vì đây là cuốn sách của một người Việt nam viết cho những người Việt nam. Tuy vậy, trước khi thực sự nói chuyện đất nước tôi vẫn thấy cần vòng qua một lục địa khá xa lạ đối với người Việt: châu Phi, bởi vì trên một vấn đề rất quan trọng chúng ta lại khá gần với họ. Dĩ nhiên lình trạng của chúng ta không đến nôi bi đát như các nước châu Phi, nhưng đôi khi cũng cần nhìn những thái cực để hiểu rõ bản chất của một vấn đề.
Đối với tôi châu Phi trước hết là phần châu Phi Da Đen ở miền Nam sa mạc Sahara và không kể nước Nam Phi ở cực Nam. Năm nước Bắc Phi (Algéria, Morocco, Tunisia, Libya và Ai Cập) là những nước da trắng, Nam Phi cũng là một nước do người da trắng thành lập và do thiểu số da trắng cai trị trong hàng thế kỷ. Sáu quốc gia này tuy cũng thuộc châu Phi nhưng có những vấn đề của mọi quốc gia bình thường. Họ không giống phần còn lại, phần ở giữa, gồm gần bốn mươi quốc gia toàn người da đen, với gần 80% dân số châu Phi và với cùng một thảm kịch.
Châu Phi này đối với tôi có một sức thu hút đặc biệt. ánh sáng của trí tuệ lần đầu tiên vụt hiện tại đó, tạo nên giống người, rồi tiếp tục soi sáng dẫn dắt con người tiến lên trong hơn một triệu năm. Sau đó loài người tỏa rộng ra châu Âu và châu á. Nhưng sau đó hình như ánh sáng cũng ra đi và bóng đêm trở lại với vùng đất này. Châu Phi Da Đen không tiến hóa thêm nữa.
Một cảm giác kỳ lạ khác là mặc dù đã bỏ ra một số thì giờ để tìm hiểu, hơn thế nữa còn may mắn có nhiều bạn đã làm việc nhiều năm tại châu Phi và cũng có nhiều đồng nghiệp da đen, để có thể học hỏi nơi họ, tôi vẫn không sao nhìn thấy được sự khác biệt giữa các nước châu Phi Da Đen với nhau. Các nước này đối với tôi vẫn chỉ là một khối lạc hậu, có quá khứ nhưng không có lịch sử và chưa chắc chắn có một tương lai đáng gọi là một tương lai. Ngày nay vùng châu Phi này là một thảm kịch không chỉ riêng cho người da đen mà cho cả nhân loại. Hiện tại đã đen tối, lương lai lại còn đen tối hơn. Đất đai đang khô cằn đi, nạn nhân mãn ngày càng trầm trọng, bệnh AIDS gia tăng kinh khủng, chết đói quanh năm, chiến tranh bộ lạc thường ngày, đôi khi với những cuộc diệt chủng khó tưởng tượng. Tất cả mọi chương trình phát triển châu Phi Da Đen với sự tài trợ và yểm trợ của các định chế quốc tế cho tới nay đều đã thất bại.
Lý do chính, nếu không muốn nói là duy nhất, khiến mọi cố gắng đưa châu Phi ra khỏi bế tắc đều thất bại là các chính quyền đều rất yếu. Chúng chỉ có hình thức mà không có nội dung. Một đám loạn quân ô hợp chừng vài ngàn người, có khi chỉ cần vài trăm người, cũng có thể đánh gục một chính quyền hợp pháp. Một đại úy, có khi một trung sĩ, cũng có thể đảo chính lật đổ chính quyền để tự xưng là tổng thống, kiêm đại tướng tổng tư lệnh tối cao quân lực, để rồi sau đó ít lâu cũng bị lật đổ. Các chính quyền trong đại đa số chỉ là những chính quyền giả tưởng, không đủ sức mạnh để tự vệ, chưa nói để đôn đốc những cố gắng phát triển. Gần đây các phe đảng hình như đã khám phá ra sự thực hiển nhiên này và nội chiến trở thànhmột phương thức gọn nhẹ nhất để giải quyết tranh chấp quyền lực. Vào lúc này, cuối năm 2000, hiện có khoảng mười cuộc nội chiến đủ tầm vóc để được dư luận thế giới biết đến.
Trong suốt ba thập niên 1960, 1970 và 1980 độc tài đã được coi là giải pháp để giải quyết vấn đề yếu kém của các chính quyền. Nhưng các chế độ độc tài đã không đem lại nhưng nhà nước mạnh mà chỉ đem đến tham nhũng và nghèo khổ, có khi còn làm tan vỡ nhiều quốc gia như Somalia, Ethiopia, Liberia, Sierra Leone, Suđan v.v... Từ thập niên 1990, dân chủ được dùng làm thuốc chữa. Kết quả tuy có khá hơn nhưng cũng không mấy khả quan. Nhưng tại sao các chính quyền châu Phi lại đều yếu? Lý do là vì chúng không phải là những nhà nước - quốc gia, nghĩa là những nhà nước được xây dựng trên một lãnh thổ thực sự và một dân tộc thực sự.
Cho tới nay giải thích thông thường nhất và hình như được mọi người chấp nhận là các biên giới quốc gia tại châu Phi đều giả tạo, do các chính quyền thực dân châu Âu vạch ra một cách tùy tiện, dựa trên những vùng chiếm đóng của các nước châu Âu trước đây chứ không phân ánh một thực tế chủng tộc và văn hóa nào cả. Có những sắc tộc bị ngăn cách và phân tán trong nhiều quốc gia, ngược lại phần lớn các quốc gia đều bao gồm những sắc tộc thù địch với nhau. Giải thích này có lý. Các biên giới tùy tiện này chắc chắn không đóng góp tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên có những điều có lý mà không đúng, và đây là một trường hợp.
Nếu những bất ổn tại châu Phi là do các biên giới do các chính quyền thực dân vạch ra thì phải trả lời thế nào hai câu hỏi sau đây:
- Tại sao Tổ Chức Đoàn Kết Châu Phi (OUA - organisation de lunité Africaine hay AUO - african Unity Organization) đã nhanh chóng thỏa thuận coi những biên giới này là chính thức và phải được tôn trọng? Cần lưu ý là quyết định này đã là quyết định đầu tiên của các nước châu Phi và đã được đồng thanh biểu quyết.
Tại sao cho tới nay chưa hề có những tranh chấp biên giới?
Thực ra cũng đã có một tranh chấp biên giới nhỏ giữa Libya và Chad, nhưng nguyên nhân chỉ là vì hai nước chiếm đóng trước đây, Pháp và ý, chưa qui định biên giới rõ ràng. Ngạc nhiên hơn nữa là khi một quốc gia tan rã không còn chính quyền, như trường hợp Somalia, cũng không có nước nào lấn chiếm lãnh thổ.
Như vậy phải kết luận rằng biên giới giả tạo không phải là nguyên nhân đưa đến sự yếu kém của các chính quyền châu Phi Da Đen.
Vậy nguyên nhân thực sự là gì? Đó là một nguyên nhân nội tại của châu Phi Da Đen và hiện diện trong mọi nước. Nói một cách vắn tắt, các guồng máy nhà nước tại châu Phi đều yếu vì chúng là những nhà nước không có quốc gia. Châu Phi Da Đen chỉ có những nhà nước chứ không có quốc gia nào.
Các quốc gia này đều giả tạo vì đều không dựa trên một nền lảng dân tộc, lịch sử và văn hóa nào cả. Người Mỹ đã mau chóng tự thành lập được một quốc gia từ số không những người châu Phi lại không làm được với sự trợ giúp của thé giới, bởi vì họ không có ý thức dân tộc, nghĩa là không có nguyện ước sống chung với nhau và xây dựng với nhau một tương lai chung. Họ không nhìn nhau như đồng bào mà như những kẻ thù, hay cùng lắm như những người xa lạ. Đó là hậu quả của đợt săn bắt và buôn bán nô lệ đã diễn ra một cách man rợ trong ba thế kỷ 17, 18 và 19. Nhưng trước khi đi xa hơn chúng ta hãy ghi nhận một sự hiển nhiên nhưng nhiều người lại dễ quên: những quốc gia trong đó người dân không chấp nhận lẫn nhau sẽ không có một tương lai nào.
Trong một bộ phim về lịch sử những người da đen tại Hoa Kỳ, một người nô lệ sau khi bị đánh đập tàn nhẫn, than thở: Tôi đang vào rừng đón khúc cây để làm một cái trống thì chúng ập đến bắt tôi đi rồi chúng đưa tôi tới đây làm nô lệ. Cha mẹ tôi, anh em tôi ở đâu bây giờ?. Thật là xúc động. Trong trí tưởng tượng tập thẻ của thế giới, việc săn bắt và buôn bán nô lệ đã xảy ra tương tự như thế, nghĩa là những người da đen châu Phi bị bắt cóc, dồn xuống tàu và chở qua châu Mỹ. Nhưng theo các tài liệu khảo cứu nghiêm túc, sự thực đã không xảy ra như thế. Những người bị đưa sang Mỹ làm nô lệ cũng không phải là những người xấu số nhất, trái lại họ đã rất may mắn so với nhiều đồng bào họ.
Không phải các toán thực dân da trắng đã lùng bắt người da đen. Cũng không phải người da trắng đã chỉ huy các toán quân da đen đi săn bắt nô lệ. Người phương Tây đã chỉ mua nô lệ của các trung tâm cũng cấp nô lệ. Việc truy lùng và săn bắt nô lệ hoàn toàn do các tổ chức da đen tại châu Phi thực hiện. Có thể buộc tội người phương Tây đã có trách nhiệm tạo ra một thị trường tiêu thụ, nhưng cũng phải nhìn nhận ngược lại rằng việc xuất cảng nô lệ đã có từ thế kỷ thứ 10 tại châu Phi. Người da trắng đã chỉ tìm thấy một thị trường xuất cảng nô lệ vào giữa lúc mà sự phát triển của nông nghiệp Hoa Kỳ đòi hỏi nhiều nhân lực mới. Tục buôn bán nô lệ không biết đã có từ thời nào tại châu Phi. Cố lẽ nó đã có ngay từ khi người châu Phi Da Đen bắt đầu sống có tổ chức. Xã hội châu Phi đã ra đời trong sự thiếu vắng hoàn toàn một ý thức về loài người như là một chủng tộc với cấu tạo cơ thề, những khả năng và những nhu cầu như nhau và do đó cần kính trọng lẫn nhau. Tuyệt đối không có sự thương yêu giữa người và người, ngoại trừ liên hệ bộ tộc và huyết thống. Đây là lý do giải thích tại sao châu Phi đã dừng lại ở trình độ bán khai.
Mức độ phát triển của một xã hội tùy thuộc một cách mật thiết ở mức độ quí trọng con người của xã hội đó. Châu Phi đã hoàn toàn không có sự quí trọng con người. Các bộ lạc và các gia đình có thể lực đã săn bắt nô lệ phục dịch cho mình và đem buôn bán hoặc giết bỏ như một vật dụng từ một thời rất xa xưa. Đến thế kỷ thứ 10 bắt đầu có dịch vụ xuất cảng nô lệ sang các nước A Rập, đặc biệt là Ai Cập. Việc buôn bán nô lệ giữa khối A Rập và châu Phi vẫn tiếp tục trong thời gian có làn sóng buôn bán sang châu Mỹ. Theo ước lượng của một số nhà nghiên cứu thì số lượng nô lệ bị bán qua châu Mỹ trong hơn hai thế kỷ, khoảng mười triệu người, cũng tương đương với số lượng nô lệ bị bán sang khối A Rập trong chín thế kỷ.
Việc buôn bán nô lệ sang châu Mỹ đã làm cho phong trào săn bắt nô lệ gia tăng hẳn lên cả về qui mô lẫn mức độ tàn bạo. Các tổ chức nhà nước đầu tiên ra đời tại châu Phi đã là những nhà nước sản xuất nô lệ (một cụm từ thông dụng thời đó). Các thủ đô của những nhà nước sản xuất nô lệ được thành lập tại các vùng bờ biển, đó vừa là những trung tâm tập trung nô lệ cuối cùng trước khi xuống tàu vừa là nơi tập trung những hàng hóa được chở tới để trao đổi. Khi nguồn nhân lực vùng bờ biển suy giảm, một số vệ tinh được thành lập trong đất liền để săn bắt sâu hơn trong lục địa. Các nhà nước nô lệ vì vậy còn có những chư hầu trong lục địa thi đua làm công tác săn bắt nô lệ và bán lại cho thủ đô. Sau đó còn có một số bộ lạc khác vì muốn sống yên ổn cũng phải đi lùng bắt nô lệ để nộp cho các trung tâm lớn hơn. Nhiều khi các bộ lạc giao chiến với nhau để vừa tự vệ vừa bắt tù binh làm nô lệ.
Nói chung, trong suốt ba thế kỷ 17, 18 và 19, cả châu Phi tan tác vì một phong trào săn lùng nô lệ rộng khắp và điên cuồng. Số nô lệ tới được bờ biển để xuống tàu chỉ là một tỷ lệ tương đối nhỏ so với số người bị thiệt mạng vì bị giết trong lúc bị truy lùng hay chết vì kiệt sức trên đường áp tải ra bờ biển. Mặc dầu vậy, vào năm 1815, khi nước Anh cấm các nước thuộc ảnh hưởng của mình buôn bán nô lệ họ đã phải bồi thường thiệt hại cho số lượng 800.000 nô lệ tồn kho Con số này tự nó nói lên qui mô và mức độ man rợ của phong trào buôn bán nô lệ.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 tại Anh, nước buôn bán nô lệ nhiều nhất, đã có những tiếng nói phản đối. Năm 1807 quốc hội Anh biểu quyết một đạo luật cấm mọi hoạt động buôn bán nô lệ. Tích cực trong việc buôn bán nô lệ trước đó bao nhiêu, nước Anh sau đó tận lình trong cố gắng bài trừ việc buôn bán nô lệ bấy nhiêu. Họ gặp sự chống đói của Tây Ban Nha và sự chần chừ của Pháp. Tuy vậy vào năm 1815, nhờ sức mạnh áp đảo, họ cũng đã áp đặt được một hiệp ước quốc tế cấm buôn bán nô lệ. Từ đó các tàu chiến của Anh ráo riết truy kích các tàu buôn nô lệ trên biển cả. Việc buôn bán nô lệ sau đó tuy vẫn còn tiếp tục một cách lén lút nhưng đã giảm hẳn đi. Trong nửa sau thế kỷ 19, mặc dầu việc buôn bán nô lệ sang châu Mỹ đã coi như chấm đứt, việc săn bắt nô lệ tại châu Phi không giảm đi mà chỉ tăng thêm về mức độ dã man. Số cầu về nô lệ giảm đi càng khiến các nhà nước sản xuất nô lệ trở nên tàn ác hơn. Những nô lệ yếu đuổi bị tàn sát thẳng tay để chỉ giữ lại những nô lệ khỏe mạnh và được giá.
Năm 1885, khi các cường quốc châu Âu họp tại Berlin và quyết định chia nhau cai trị trực tiếp châu Phi, tệ xuất cảng nô lệ mới chấm dứt. Tới nay lương tâm nhân loại vẫn còn xúc động vì phong trào buôn bán nô lệ, nhưng ngoài một số nhà nghiên cứu ít ai tìm hiểu thực chất của nó. Tập quán buôn bán nô lệ đã là một truyền thống lâu đời của người châu Phi. Nhưng, như mọi tập quán, nó đã được thời gian bình thường hóa. Người châu Phi, kể cả những nạn nhân, đều dần dần sống quen với nó, và châu Phi Da Đen cũng đã ổn định ở một mức độ văn minh và phát triển tối đa mà một xã hội không có ý thức về con người có thể đạt tới. Sự giao dịch với khối A Rập đã biến việc buôn bán nô lẽ gia tăng và trở thành một hoạt động ngoại thương từ thế kỷ thứ 10, nhưng dần dần với thời gian nó cũng đã thành một điều mà người châu Phi cam chịu như một định mệnh. Trái lại, chính đợt săn lùng qui mô và man rợ diễn ra từ thế kỷ 17, khi người châu Âu bắt đầu buôn nô lệ sang châu Mỹ, đã vượt quá mọi sức chịu đựng và làm châu Phi hoàn toàn tan nát. Sau đó sự cai trị của người châu Âu đã dần dần khai hóa cho người châu Phi Da Đen khiến họ ý thức được sự tàn bạo mà họ đã là nạn nhân, rồi căm thù những thủ phạm. Nhưng các thủ phạm lại không ai khác hơn là những người đang cầm quyền, hay các bộ lạc lân cận. Đó là lý do khiến các nhà nước mới thành lập không thể mạnh vì chúng không được xây dựng trên một nguyện ước sống chung và xây dựng một tương lai chung.
Di sản của cuộc buôn bán nô lệ để lại vẫn còn rất nặng nề. Hơn một nửa thế kỷ dưới trật tự áp đặt của người châu Âu đã phần nào hàn gắn những đổ vỡ, nhưng gần một nửa thế kỷ độc lập đã chỉ mở lại những vết thương khi các bộ lạc da đen phải trực diện với nhau. Cần ý thức rằng khi các nước châu Âu quyết định chia nhau cai trị châu Phi thì tại lục địa này chỉ có những nhà nước sản xuất nô lệ. Những kháng cự ít ỏi mà họ gặp đã chỉ là những kháng cự của các nhà nước này. Châu Phi lúc đó đã hoàn toàn tan rã và kiệt quệ, những con người duy nhất có chút khôn ngoan đều là những kẻ săn nô lệ. Để cai trị, người châu Âu đã phải dùng lại chính những người này. Sau đó đến khi các nước châu Âu rút ra họ cũng trao lại chính quyền cho con cháu của những trùm săn bắt và buôn bán nô lệ, những kẻ mà với ngôn ngữ ngày nay ta có thể gọi là tội phạm đối với nhân loại. Các chính quyền châu Phi vì vậy không có căn bản chính đáng nào. Tập đoàn cầm quyền luôn luôn phải dựa trên một sắc tộc trong khi các sắc tộc khác nhìn sắc tộc cầm quyền, và nhìn nhau, như những kẻ thù không thề đội trời chung.
Trong bốn thập niên được độc lập, châu Phi đã thiếu hẳn một tư tưởng chính trị làm nền tảng để lạo dựng ra những quốc gia. Cũng có một vài cố gắng lẻ tẻ, như Leopold Sedar Senghor, cựu tổng thống Senegal và thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, đưa ra thuyết Négritude, nhưng chỉ là những biểu văn hời hợt. Châu Phi vẫn còn thiếu một phân tích lương thiện về chính mình, điều mà các trí thức và các chính khách châu Phi không thể làm, do chính xuất thân của họ. Diễn văn thông thường của các chính trị gia châu Phi cho tới nay vãn chỉ là đỗ tội cho người phương Tây đã bắt và bán người châu Phi làm nô lệ, rồi sau đó chiếm đóng và vơ vét tài nguyên của châu Phi. Cáo trạng này không phải là sai, nhưng rất thiếu sót và chắc chắn không đủ để đoàn kết người châu Phi trong một căm thù chung đối với người phương Tây. Nguyên nhân của thảm kịch chính là văn hóa (hay sự thiếu vắng văn hóa?) của châu Phi. Hận thù lớn nhất vẫn là hận thù giữa người châu Phi với nhau, mà chỉ có một cố gắng hòa giải tích cực và bền bỉ trong hàng thế kỷ mới có thể xóa bỏ được. Nhưng cho tới nay chưa có chính quyền châu Phi nào đủ sáng suốt đê nhìn thấy sự cần thiết của cố gắng hòa giải này.
Những phần tử tinh hoa của châu Phi Da Đen mà tôi đã tiếp xúc - và tôi đã may mắn gặp được khá nhiều người như vậy, những trí thức lỗi lạc, những người đã cầm quyền, những người đang cầm quyền và cả những người đang cố gắng để giành vị trí lãnh đạo trong nhiều nước châu Phi - đều không nhận thức được nhu cầu hòa giải dân tộc hay, rộng hơn, hòa giải giữa người châu Phi Da Đen với nhau. Họ thừa hưởng một di sản lịch sử và họ coi đó là một sự kiện bình thường. Họ cho rằng người châu Phi không có gì để thù hận nhau vì không ai có trách nhiệm cả, thay vì nghĩ rằng mọi người đều có trách nhiệm. Họ không hiểu rằng nếu không trút bỏ được di sản lịch sử đó thì các nước châu Phi sẽ không có một tương lai nào cả. Tôi không phải là một nhà nghiên cứu để có thể bỏ thì giờ tìm hiểu những vấn đề tại lục địa rất xa xôi này. Tôi đã chỉ chú ý đến châu Phi sau khi qua một vài hiểu biết đầu tiên tôi nhận ra là có những vấn đề của châu Phi rất đáng để người Việt nam chúng ta suy nghi và rút ra những kết luận cho mình.
Trước hết là về chính thảm kịch buôn bán nô lệ. Yêu cầu nhân lực nô lệ của châu Mỹ đã tạo ra thảm kịch săn lùng man rợ trong hơn hai thế kỷ bởi vì nó đã gặp môi trường thuận lợi tại châu Phi. Thị trường tiêu thụ nô lệ châu Mỹ đã không tạo ra mà chỉ biến một tệ nạn có sẵn thành một tai họa khủng khiếp. Trí thức và các nhà chính trị châu Phi, con cháu những trùm săn bắt nô lệ phải nhận phần trách nhiệm trước hết, phải sám hối và phải nỗ lực hàn gắn những vết thương mà ông cha họ đã gây ra. Thiếu thành tâm ăn năn và hàn gắn này châu Phi sẽ không có tương lai.
Cũng tương tự, khi chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa đặt nền tảng trên căm thù (căm thù giai cấp) được du nhập vào Việt nam nó đã tìm thấy một mảnh đất mầu mỡ: một đại đa số nghèo khó bị chà đạp từ cả ngàn năm, những hận thù chồng chất do chiến tranh Trịnh Nguyễn, nội chiến Nguyễn ánh - Tây Sơn, chính sách cấm đạo, rồi cuộc chiếm đóng của người Pháp với những người theo Pháp và những người chống Pháp v.v... Chủ nghĩa cộng sản vì thế đã thành công tại Việt nam vì đất nước ta đã chín muồi để chờ đợi một tiếng gọi thù hận. Không nên đỗ lỗi cho Pháp, cho Mỹ, cho Lênin, Stalin hay Mao. Cũng không nên đỗ lỗi cho Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Bảo Đại hay Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu. Họ chỉ là những sản phẩm của một di sản lịch sử đầu buồn và một đất nước bệnh hoạn. Không có họ thì cũng sẽ có những con người khác làm những điều họ đã làm. Thiếu một cái nhìn vượt thoát, chúng ta sẽ không thể hiểu thực trạng của mình và nhìn ra lối thoát.
Sau đó là tình trạng bi đát hiện nay và tương lai bế tắc của chấu Phi. Hơn một thế kỷ sau, vết thương của việc săn bắt và buôn bán nô lệ vẫn như còn nguyên vẹn. Những trí thức châu Phi, mà tôi đã gặp, đều hằn học với các sắc tộc khác trong nước họ mà không hề ý thức rằng các sắc tộc khác cũng có những lý do tương tự để hằn học với họ, và chính sự hận thù giữa các sắc tộc đã là lý do khiến châu Phi bế tắc. Những xung đột đẫm máu bao giờ cũng để lại những hậu quả rất dai đáng, lưu truyền qua các thế hệ. Hận thù không tự nó tan biến với thời gian. Nó vẫn còn đó và làm tê liệt châu Phi. Ngay cả với một cố gắng hàn gắn thành thực và kiên trì thì xã hội cũng chỉ có thể tạm lành bệnh sau một thời gian rất dài. Châu Phi vẫn còn rất bi đát và bế tác vì di sản của những hận thù do một thảm kịch cách đây hơn một thế kỷ. Một mình thời gian không đủ, còn cần một cố gắng hàn gắn thật quả quyết.
Chúng ta cũng thế, chúng ta đã trải qua hơn ba thế kỷ chia cắt, nôi chiến, xung đột và ngoại thuộc, kết thúc bởi một cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài ba thập niên với hàng triệu người thiệt mạng và sau đó là vô số biện pháp phân biệt đối xử. Chúng ta cũng bị thương tích rất nặng. Mỗi lần nghe những người khẳng định dân tộc Việt nam là một khối thuần nhất, không hận thù nhau và không cằn hòa giải, tôi lại sững sờ vì sự vô tư của họ. Cũng như các nước châu Phi, chúng ta đã đỗ vỡ và tổn hại rất nặng trong thể xác và trong tâm hồn. Hòa giải dân tộc cũng là chuyện dời sông lấp biển đối với chúng ta, nhưng nếu không thực hiện được hòa giải và hòa hợp dân tộc thì những la sẽ chỉ là một dân tộc bại liệt, và dù dưới chế độ nào đi nữa cũng chỉ có một tương lai thua kém. Trước mắt, nếu không hòa giải được với nhau, nếu mỗi người vẫn khư khư giữ lấy cái lý riêng của nình, chúng ta sẽ vẫn còn tiếp tục chia rẽ người Nam - người Bắc, Phật Giáo - Công Giáo, Quốc Gia - Cộng Sản và tiếp tục quằn quại dưới chế độ độc tài đảng trị.
Cuối cùng là một tật nguyền chung của người châu Phi Da Đen và chúng ta: thiếu hẳn phản xạ hòa giải. Trong hàng triệu năm người châu Phi Da Đen chỉ biết một phương thức để giải quyết các mâu thuẫn, đó là tiêu diệt đối phương hoặc bị đối phương tiêu diệt, do đó vấn đề hòa giải không bao giờ đặt ra vì không có đối tượng. Tôi đã hỏi rất nhiều trí thức châu Phi Da Đen và đều nhận được một câu trả lời: không những ý niệm hòa giải không có trong đầu óc người châu Phi mà ngay cả từ ngữ hòa giải cũng không có trong bất cứ một thổ ngữ nào. Chúng ta không đến nỗi như vậy, nhưng tật nguyền của chúng ta cũng rất trầm trọng. Kề từ đời nhà Trần, nghĩa là từ gần tám thế kỷ nay, nhổ cỏ tận gốc, tiêu diệt toàn bộ, tru di tam tộc vẫn là những biện pháp được người cầm quyền sử dụng để thay thế cho hòa giải, để khỏi phải hòa giải. Xét cho cùng đó cũng là một cách để giải quyết nhu cầu hòa giải. Dần dần với thời gian, cách ứng xử hung bạo đó đã ăn rễ vào tâm lý tập thể và làm cho ý niệm hòa giải trở thành xa lạ và bất bình thường đối với người Việt.
Khi nhóm Thông Luận, sau này là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đưa ra chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc, chúng tôi đã bị đã kích gay gắt từ mọi phía. Chính quyền cộng sản cho đó là một âm mưu để đánh phá chính quyền cách mạng bằng cách đưa ra một nhu cầu giả tạo (vì dân tộc Việt nam là một khối thuần nhất dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản). Các lực lượng chống cộng coi đó chỉ là toan tính chính trị đen tối trong ý đồ bắt tay hợp tác với chế độ cộng sản vì tham vọng cá nhân (vì dân tộc Việt nam là một khối thuần nhất chống lại bạo quyền cộng sản). Rất ít người nhìn thấy đó là đoạn tuyệt tâm lý để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của hận thù và chia rẽ, được làm vua thua làm giặc đang giam hãm chúng ta trong sự thua kém bi đát. Hòa giải và hòa hợp dân tộc có thể là một chiến lược, trong chừng mực nó công phá tinh thần bất dung, óc độc quyền lẽ phải và tham vọng độc quyền chính trị, nhưng nó trước hết là một triết lý chính trị mới cho đất nước.
Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng vượt lên trên những quan tâm nhất thời. Nó nhắm tháo gỡ tất cả mọi hận thù và hiềm tỵ có thể có giữa người Kinh và người Thượng, người Nam và người Bắc, người Công Giáo và người Phật Giáo, người quốc gia cũ và người cộng sản cũ, người hải ngoại và người trong nước, người thành thị và người thôn quê, người giàu và người nghèo, những người đã chịu nhiều mất mát và những người được hoàn cảnh ưu đãi, nói chung là mọi nguyên nhân chia rẽ do điều kiện địa lý, di sản lịch sử và các thành kiến để lại. Để thay thế tâm lý đưọc-thua bằng tâm lý cùng thắng. Để quan niệm quốc gia không phải như một chiến trường mà như một không gian liên đới cho những cố gắng mưu tìm những thành công riêng cho mỗi người trong khuôn khổ một thành công chung cho tất cà.
Một lời trước khi chấm dứt. Tôi đã bỏ qua nước Nam Phi vì nó không giống những nước châu Phi Da Đen khác. Tuy nhiên cũng có một điều đáng suy nghĩ về quốc gia này. Tại đây thiểu số da trắng trước khi đầu hàng đã áp dụng chính sách phân cách (Apartheid). Họ lùa những người da đen vào những khu tự trị riêng biệt. Đó là một chiến lược để biến những người da đen thành những người ngoại quốc, để biến một vấn đề đối nội thành một vấn đề đối ngoại. Ngày nay cũng có những người Việt nam nói rằng dân tộc Việt nam rất thuần nhất, không hận thù nhau và không có nhu cầu hòa giải, chỉ có một thiểu số cộng sản phản bội và chống lại dân tộc (hay chỉ có một thiểu số phản động chống lại tổ quốc xã hội chủ nghĩa) cần phải loại bỏ. Cùng một ngôn ngữ, ngôn ngữ Apartheid, muốn biến những người trong nước thành những người ngoại quốc để khỏi phải hòa giải. Ngôn ngữ này đã bị vất bỏ tại Nam Phi. Nó cũng sẽ phải bị vất bỏ tại Việt nam.
Đối với tôi châu Phi trước hết là phần châu Phi Da Đen ở miền Nam sa mạc Sahara và không kể nước Nam Phi ở cực Nam. Năm nước Bắc Phi (Algéria, Morocco, Tunisia, Libya và Ai Cập) là những nước da trắng, Nam Phi cũng là một nước do người da trắng thành lập và do thiểu số da trắng cai trị trong hàng thế kỷ. Sáu quốc gia này tuy cũng thuộc châu Phi nhưng có những vấn đề của mọi quốc gia bình thường. Họ không giống phần còn lại, phần ở giữa, gồm gần bốn mươi quốc gia toàn người da đen, với gần 80% dân số châu Phi và với cùng một thảm kịch.
Châu Phi này đối với tôi có một sức thu hút đặc biệt. ánh sáng của trí tuệ lần đầu tiên vụt hiện tại đó, tạo nên giống người, rồi tiếp tục soi sáng dẫn dắt con người tiến lên trong hơn một triệu năm. Sau đó loài người tỏa rộng ra châu Âu và châu á. Nhưng sau đó hình như ánh sáng cũng ra đi và bóng đêm trở lại với vùng đất này. Châu Phi Da Đen không tiến hóa thêm nữa.
Một cảm giác kỳ lạ khác là mặc dù đã bỏ ra một số thì giờ để tìm hiểu, hơn thế nữa còn may mắn có nhiều bạn đã làm việc nhiều năm tại châu Phi và cũng có nhiều đồng nghiệp da đen, để có thể học hỏi nơi họ, tôi vẫn không sao nhìn thấy được sự khác biệt giữa các nước châu Phi Da Đen với nhau. Các nước này đối với tôi vẫn chỉ là một khối lạc hậu, có quá khứ nhưng không có lịch sử và chưa chắc chắn có một tương lai đáng gọi là một tương lai. Ngày nay vùng châu Phi này là một thảm kịch không chỉ riêng cho người da đen mà cho cả nhân loại. Hiện tại đã đen tối, lương lai lại còn đen tối hơn. Đất đai đang khô cằn đi, nạn nhân mãn ngày càng trầm trọng, bệnh AIDS gia tăng kinh khủng, chết đói quanh năm, chiến tranh bộ lạc thường ngày, đôi khi với những cuộc diệt chủng khó tưởng tượng. Tất cả mọi chương trình phát triển châu Phi Da Đen với sự tài trợ và yểm trợ của các định chế quốc tế cho tới nay đều đã thất bại.
Lý do chính, nếu không muốn nói là duy nhất, khiến mọi cố gắng đưa châu Phi ra khỏi bế tắc đều thất bại là các chính quyền đều rất yếu. Chúng chỉ có hình thức mà không có nội dung. Một đám loạn quân ô hợp chừng vài ngàn người, có khi chỉ cần vài trăm người, cũng có thể đánh gục một chính quyền hợp pháp. Một đại úy, có khi một trung sĩ, cũng có thể đảo chính lật đổ chính quyền để tự xưng là tổng thống, kiêm đại tướng tổng tư lệnh tối cao quân lực, để rồi sau đó ít lâu cũng bị lật đổ. Các chính quyền trong đại đa số chỉ là những chính quyền giả tưởng, không đủ sức mạnh để tự vệ, chưa nói để đôn đốc những cố gắng phát triển. Gần đây các phe đảng hình như đã khám phá ra sự thực hiển nhiên này và nội chiến trở thànhmột phương thức gọn nhẹ nhất để giải quyết tranh chấp quyền lực. Vào lúc này, cuối năm 2000, hiện có khoảng mười cuộc nội chiến đủ tầm vóc để được dư luận thế giới biết đến.
Trong suốt ba thập niên 1960, 1970 và 1980 độc tài đã được coi là giải pháp để giải quyết vấn đề yếu kém của các chính quyền. Nhưng các chế độ độc tài đã không đem lại nhưng nhà nước mạnh mà chỉ đem đến tham nhũng và nghèo khổ, có khi còn làm tan vỡ nhiều quốc gia như Somalia, Ethiopia, Liberia, Sierra Leone, Suđan v.v... Từ thập niên 1990, dân chủ được dùng làm thuốc chữa. Kết quả tuy có khá hơn nhưng cũng không mấy khả quan. Nhưng tại sao các chính quyền châu Phi lại đều yếu? Lý do là vì chúng không phải là những nhà nước - quốc gia, nghĩa là những nhà nước được xây dựng trên một lãnh thổ thực sự và một dân tộc thực sự.
Cho tới nay giải thích thông thường nhất và hình như được mọi người chấp nhận là các biên giới quốc gia tại châu Phi đều giả tạo, do các chính quyền thực dân châu Âu vạch ra một cách tùy tiện, dựa trên những vùng chiếm đóng của các nước châu Âu trước đây chứ không phân ánh một thực tế chủng tộc và văn hóa nào cả. Có những sắc tộc bị ngăn cách và phân tán trong nhiều quốc gia, ngược lại phần lớn các quốc gia đều bao gồm những sắc tộc thù địch với nhau. Giải thích này có lý. Các biên giới tùy tiện này chắc chắn không đóng góp tạo ra sự ổn định. Tuy nhiên có những điều có lý mà không đúng, và đây là một trường hợp.
Nếu những bất ổn tại châu Phi là do các biên giới do các chính quyền thực dân vạch ra thì phải trả lời thế nào hai câu hỏi sau đây:
- Tại sao Tổ Chức Đoàn Kết Châu Phi (OUA - organisation de lunité Africaine hay AUO - african Unity Organization) đã nhanh chóng thỏa thuận coi những biên giới này là chính thức và phải được tôn trọng? Cần lưu ý là quyết định này đã là quyết định đầu tiên của các nước châu Phi và đã được đồng thanh biểu quyết.
Tại sao cho tới nay chưa hề có những tranh chấp biên giới?
Thực ra cũng đã có một tranh chấp biên giới nhỏ giữa Libya và Chad, nhưng nguyên nhân chỉ là vì hai nước chiếm đóng trước đây, Pháp và ý, chưa qui định biên giới rõ ràng. Ngạc nhiên hơn nữa là khi một quốc gia tan rã không còn chính quyền, như trường hợp Somalia, cũng không có nước nào lấn chiếm lãnh thổ.
Như vậy phải kết luận rằng biên giới giả tạo không phải là nguyên nhân đưa đến sự yếu kém của các chính quyền châu Phi Da Đen.
Vậy nguyên nhân thực sự là gì? Đó là một nguyên nhân nội tại của châu Phi Da Đen và hiện diện trong mọi nước. Nói một cách vắn tắt, các guồng máy nhà nước tại châu Phi đều yếu vì chúng là những nhà nước không có quốc gia. Châu Phi Da Đen chỉ có những nhà nước chứ không có quốc gia nào.
Các quốc gia này đều giả tạo vì đều không dựa trên một nền lảng dân tộc, lịch sử và văn hóa nào cả. Người Mỹ đã mau chóng tự thành lập được một quốc gia từ số không những người châu Phi lại không làm được với sự trợ giúp của thé giới, bởi vì họ không có ý thức dân tộc, nghĩa là không có nguyện ước sống chung với nhau và xây dựng với nhau một tương lai chung. Họ không nhìn nhau như đồng bào mà như những kẻ thù, hay cùng lắm như những người xa lạ. Đó là hậu quả của đợt săn bắt và buôn bán nô lệ đã diễn ra một cách man rợ trong ba thế kỷ 17, 18 và 19. Nhưng trước khi đi xa hơn chúng ta hãy ghi nhận một sự hiển nhiên nhưng nhiều người lại dễ quên: những quốc gia trong đó người dân không chấp nhận lẫn nhau sẽ không có một tương lai nào.
Trong một bộ phim về lịch sử những người da đen tại Hoa Kỳ, một người nô lệ sau khi bị đánh đập tàn nhẫn, than thở: Tôi đang vào rừng đón khúc cây để làm một cái trống thì chúng ập đến bắt tôi đi rồi chúng đưa tôi tới đây làm nô lệ. Cha mẹ tôi, anh em tôi ở đâu bây giờ?. Thật là xúc động. Trong trí tưởng tượng tập thẻ của thế giới, việc săn bắt và buôn bán nô lệ đã xảy ra tương tự như thế, nghĩa là những người da đen châu Phi bị bắt cóc, dồn xuống tàu và chở qua châu Mỹ. Nhưng theo các tài liệu khảo cứu nghiêm túc, sự thực đã không xảy ra như thế. Những người bị đưa sang Mỹ làm nô lệ cũng không phải là những người xấu số nhất, trái lại họ đã rất may mắn so với nhiều đồng bào họ.
Không phải các toán thực dân da trắng đã lùng bắt người da đen. Cũng không phải người da trắng đã chỉ huy các toán quân da đen đi săn bắt nô lệ. Người phương Tây đã chỉ mua nô lệ của các trung tâm cũng cấp nô lệ. Việc truy lùng và săn bắt nô lệ hoàn toàn do các tổ chức da đen tại châu Phi thực hiện. Có thể buộc tội người phương Tây đã có trách nhiệm tạo ra một thị trường tiêu thụ, nhưng cũng phải nhìn nhận ngược lại rằng việc xuất cảng nô lệ đã có từ thế kỷ thứ 10 tại châu Phi. Người da trắng đã chỉ tìm thấy một thị trường xuất cảng nô lệ vào giữa lúc mà sự phát triển của nông nghiệp Hoa Kỳ đòi hỏi nhiều nhân lực mới. Tục buôn bán nô lệ không biết đã có từ thời nào tại châu Phi. Cố lẽ nó đã có ngay từ khi người châu Phi Da Đen bắt đầu sống có tổ chức. Xã hội châu Phi đã ra đời trong sự thiếu vắng hoàn toàn một ý thức về loài người như là một chủng tộc với cấu tạo cơ thề, những khả năng và những nhu cầu như nhau và do đó cần kính trọng lẫn nhau. Tuyệt đối không có sự thương yêu giữa người và người, ngoại trừ liên hệ bộ tộc và huyết thống. Đây là lý do giải thích tại sao châu Phi đã dừng lại ở trình độ bán khai.
Mức độ phát triển của một xã hội tùy thuộc một cách mật thiết ở mức độ quí trọng con người của xã hội đó. Châu Phi đã hoàn toàn không có sự quí trọng con người. Các bộ lạc và các gia đình có thể lực đã săn bắt nô lệ phục dịch cho mình và đem buôn bán hoặc giết bỏ như một vật dụng từ một thời rất xa xưa. Đến thế kỷ thứ 10 bắt đầu có dịch vụ xuất cảng nô lệ sang các nước A Rập, đặc biệt là Ai Cập. Việc buôn bán nô lệ giữa khối A Rập và châu Phi vẫn tiếp tục trong thời gian có làn sóng buôn bán sang châu Mỹ. Theo ước lượng của một số nhà nghiên cứu thì số lượng nô lệ bị bán qua châu Mỹ trong hơn hai thế kỷ, khoảng mười triệu người, cũng tương đương với số lượng nô lệ bị bán sang khối A Rập trong chín thế kỷ.
Việc buôn bán nô lệ sang châu Mỹ đã làm cho phong trào săn bắt nô lệ gia tăng hẳn lên cả về qui mô lẫn mức độ tàn bạo. Các tổ chức nhà nước đầu tiên ra đời tại châu Phi đã là những nhà nước sản xuất nô lệ (một cụm từ thông dụng thời đó). Các thủ đô của những nhà nước sản xuất nô lệ được thành lập tại các vùng bờ biển, đó vừa là những trung tâm tập trung nô lệ cuối cùng trước khi xuống tàu vừa là nơi tập trung những hàng hóa được chở tới để trao đổi. Khi nguồn nhân lực vùng bờ biển suy giảm, một số vệ tinh được thành lập trong đất liền để săn bắt sâu hơn trong lục địa. Các nhà nước nô lệ vì vậy còn có những chư hầu trong lục địa thi đua làm công tác săn bắt nô lệ và bán lại cho thủ đô. Sau đó còn có một số bộ lạc khác vì muốn sống yên ổn cũng phải đi lùng bắt nô lệ để nộp cho các trung tâm lớn hơn. Nhiều khi các bộ lạc giao chiến với nhau để vừa tự vệ vừa bắt tù binh làm nô lệ.
Nói chung, trong suốt ba thế kỷ 17, 18 và 19, cả châu Phi tan tác vì một phong trào săn lùng nô lệ rộng khắp và điên cuồng. Số nô lệ tới được bờ biển để xuống tàu chỉ là một tỷ lệ tương đối nhỏ so với số người bị thiệt mạng vì bị giết trong lúc bị truy lùng hay chết vì kiệt sức trên đường áp tải ra bờ biển. Mặc dầu vậy, vào năm 1815, khi nước Anh cấm các nước thuộc ảnh hưởng của mình buôn bán nô lệ họ đã phải bồi thường thiệt hại cho số lượng 800.000 nô lệ tồn kho Con số này tự nó nói lên qui mô và mức độ man rợ của phong trào buôn bán nô lệ.
Bắt đầu từ cuối thế kỷ 18 tại Anh, nước buôn bán nô lệ nhiều nhất, đã có những tiếng nói phản đối. Năm 1807 quốc hội Anh biểu quyết một đạo luật cấm mọi hoạt động buôn bán nô lệ. Tích cực trong việc buôn bán nô lệ trước đó bao nhiêu, nước Anh sau đó tận lình trong cố gắng bài trừ việc buôn bán nô lệ bấy nhiêu. Họ gặp sự chống đói của Tây Ban Nha và sự chần chừ của Pháp. Tuy vậy vào năm 1815, nhờ sức mạnh áp đảo, họ cũng đã áp đặt được một hiệp ước quốc tế cấm buôn bán nô lệ. Từ đó các tàu chiến của Anh ráo riết truy kích các tàu buôn nô lệ trên biển cả. Việc buôn bán nô lệ sau đó tuy vẫn còn tiếp tục một cách lén lút nhưng đã giảm hẳn đi. Trong nửa sau thế kỷ 19, mặc dầu việc buôn bán nô lệ sang châu Mỹ đã coi như chấm đứt, việc săn bắt nô lệ tại châu Phi không giảm đi mà chỉ tăng thêm về mức độ dã man. Số cầu về nô lệ giảm đi càng khiến các nhà nước sản xuất nô lệ trở nên tàn ác hơn. Những nô lệ yếu đuổi bị tàn sát thẳng tay để chỉ giữ lại những nô lệ khỏe mạnh và được giá.
Năm 1885, khi các cường quốc châu Âu họp tại Berlin và quyết định chia nhau cai trị trực tiếp châu Phi, tệ xuất cảng nô lệ mới chấm dứt. Tới nay lương tâm nhân loại vẫn còn xúc động vì phong trào buôn bán nô lệ, nhưng ngoài một số nhà nghiên cứu ít ai tìm hiểu thực chất của nó. Tập quán buôn bán nô lệ đã là một truyền thống lâu đời của người châu Phi. Nhưng, như mọi tập quán, nó đã được thời gian bình thường hóa. Người châu Phi, kể cả những nạn nhân, đều dần dần sống quen với nó, và châu Phi Da Đen cũng đã ổn định ở một mức độ văn minh và phát triển tối đa mà một xã hội không có ý thức về con người có thể đạt tới. Sự giao dịch với khối A Rập đã biến việc buôn bán nô lẽ gia tăng và trở thành một hoạt động ngoại thương từ thế kỷ thứ 10, nhưng dần dần với thời gian nó cũng đã thành một điều mà người châu Phi cam chịu như một định mệnh. Trái lại, chính đợt săn lùng qui mô và man rợ diễn ra từ thế kỷ 17, khi người châu Âu bắt đầu buôn nô lệ sang châu Mỹ, đã vượt quá mọi sức chịu đựng và làm châu Phi hoàn toàn tan nát. Sau đó sự cai trị của người châu Âu đã dần dần khai hóa cho người châu Phi Da Đen khiến họ ý thức được sự tàn bạo mà họ đã là nạn nhân, rồi căm thù những thủ phạm. Nhưng các thủ phạm lại không ai khác hơn là những người đang cầm quyền, hay các bộ lạc lân cận. Đó là lý do khiến các nhà nước mới thành lập không thể mạnh vì chúng không được xây dựng trên một nguyện ước sống chung và xây dựng một tương lai chung.
Di sản của cuộc buôn bán nô lệ để lại vẫn còn rất nặng nề. Hơn một nửa thế kỷ dưới trật tự áp đặt của người châu Âu đã phần nào hàn gắn những đổ vỡ, nhưng gần một nửa thế kỷ độc lập đã chỉ mở lại những vết thương khi các bộ lạc da đen phải trực diện với nhau. Cần ý thức rằng khi các nước châu Âu quyết định chia nhau cai trị châu Phi thì tại lục địa này chỉ có những nhà nước sản xuất nô lệ. Những kháng cự ít ỏi mà họ gặp đã chỉ là những kháng cự của các nhà nước này. Châu Phi lúc đó đã hoàn toàn tan rã và kiệt quệ, những con người duy nhất có chút khôn ngoan đều là những kẻ săn nô lệ. Để cai trị, người châu Âu đã phải dùng lại chính những người này. Sau đó đến khi các nước châu Âu rút ra họ cũng trao lại chính quyền cho con cháu của những trùm săn bắt và buôn bán nô lệ, những kẻ mà với ngôn ngữ ngày nay ta có thể gọi là tội phạm đối với nhân loại. Các chính quyền châu Phi vì vậy không có căn bản chính đáng nào. Tập đoàn cầm quyền luôn luôn phải dựa trên một sắc tộc trong khi các sắc tộc khác nhìn sắc tộc cầm quyền, và nhìn nhau, như những kẻ thù không thề đội trời chung.
Trong bốn thập niên được độc lập, châu Phi đã thiếu hẳn một tư tưởng chính trị làm nền tảng để lạo dựng ra những quốc gia. Cũng có một vài cố gắng lẻ tẻ, như Leopold Sedar Senghor, cựu tổng thống Senegal và thành viên Hàn Lâm Viện Pháp, đưa ra thuyết Négritude, nhưng chỉ là những biểu văn hời hợt. Châu Phi vẫn còn thiếu một phân tích lương thiện về chính mình, điều mà các trí thức và các chính khách châu Phi không thể làm, do chính xuất thân của họ. Diễn văn thông thường của các chính trị gia châu Phi cho tới nay vãn chỉ là đỗ tội cho người phương Tây đã bắt và bán người châu Phi làm nô lệ, rồi sau đó chiếm đóng và vơ vét tài nguyên của châu Phi. Cáo trạng này không phải là sai, nhưng rất thiếu sót và chắc chắn không đủ để đoàn kết người châu Phi trong một căm thù chung đối với người phương Tây. Nguyên nhân của thảm kịch chính là văn hóa (hay sự thiếu vắng văn hóa?) của châu Phi. Hận thù lớn nhất vẫn là hận thù giữa người châu Phi với nhau, mà chỉ có một cố gắng hòa giải tích cực và bền bỉ trong hàng thế kỷ mới có thể xóa bỏ được. Nhưng cho tới nay chưa có chính quyền châu Phi nào đủ sáng suốt đê nhìn thấy sự cần thiết của cố gắng hòa giải này.
Những phần tử tinh hoa của châu Phi Da Đen mà tôi đã tiếp xúc - và tôi đã may mắn gặp được khá nhiều người như vậy, những trí thức lỗi lạc, những người đã cầm quyền, những người đang cầm quyền và cả những người đang cố gắng để giành vị trí lãnh đạo trong nhiều nước châu Phi - đều không nhận thức được nhu cầu hòa giải dân tộc hay, rộng hơn, hòa giải giữa người châu Phi Da Đen với nhau. Họ thừa hưởng một di sản lịch sử và họ coi đó là một sự kiện bình thường. Họ cho rằng người châu Phi không có gì để thù hận nhau vì không ai có trách nhiệm cả, thay vì nghĩ rằng mọi người đều có trách nhiệm. Họ không hiểu rằng nếu không trút bỏ được di sản lịch sử đó thì các nước châu Phi sẽ không có một tương lai nào cả. Tôi không phải là một nhà nghiên cứu để có thể bỏ thì giờ tìm hiểu những vấn đề tại lục địa rất xa xôi này. Tôi đã chỉ chú ý đến châu Phi sau khi qua một vài hiểu biết đầu tiên tôi nhận ra là có những vấn đề của châu Phi rất đáng để người Việt nam chúng ta suy nghi và rút ra những kết luận cho mình.
Trước hết là về chính thảm kịch buôn bán nô lệ. Yêu cầu nhân lực nô lệ của châu Mỹ đã tạo ra thảm kịch săn lùng man rợ trong hơn hai thế kỷ bởi vì nó đã gặp môi trường thuận lợi tại châu Phi. Thị trường tiêu thụ nô lệ châu Mỹ đã không tạo ra mà chỉ biến một tệ nạn có sẵn thành một tai họa khủng khiếp. Trí thức và các nhà chính trị châu Phi, con cháu những trùm săn bắt nô lệ phải nhận phần trách nhiệm trước hết, phải sám hối và phải nỗ lực hàn gắn những vết thương mà ông cha họ đã gây ra. Thiếu thành tâm ăn năn và hàn gắn này châu Phi sẽ không có tương lai.
Cũng tương tự, khi chủ nghĩa cộng sản, một chủ nghĩa đặt nền tảng trên căm thù (căm thù giai cấp) được du nhập vào Việt nam nó đã tìm thấy một mảnh đất mầu mỡ: một đại đa số nghèo khó bị chà đạp từ cả ngàn năm, những hận thù chồng chất do chiến tranh Trịnh Nguyễn, nội chiến Nguyễn ánh - Tây Sơn, chính sách cấm đạo, rồi cuộc chiếm đóng của người Pháp với những người theo Pháp và những người chống Pháp v.v... Chủ nghĩa cộng sản vì thế đã thành công tại Việt nam vì đất nước ta đã chín muồi để chờ đợi một tiếng gọi thù hận. Không nên đỗ lỗi cho Pháp, cho Mỹ, cho Lênin, Stalin hay Mao. Cũng không nên đỗ lỗi cho Hồ Chí Minh, Lê Duẩn, Lê Đức Thọ, Bảo Đại hay Ngô Đình Diệm, Nguyễn Văn Thiệu. Họ chỉ là những sản phẩm của một di sản lịch sử đầu buồn và một đất nước bệnh hoạn. Không có họ thì cũng sẽ có những con người khác làm những điều họ đã làm. Thiếu một cái nhìn vượt thoát, chúng ta sẽ không thể hiểu thực trạng của mình và nhìn ra lối thoát.
Sau đó là tình trạng bi đát hiện nay và tương lai bế tắc của chấu Phi. Hơn một thế kỷ sau, vết thương của việc săn bắt và buôn bán nô lệ vẫn như còn nguyên vẹn. Những trí thức châu Phi, mà tôi đã gặp, đều hằn học với các sắc tộc khác trong nước họ mà không hề ý thức rằng các sắc tộc khác cũng có những lý do tương tự để hằn học với họ, và chính sự hận thù giữa các sắc tộc đã là lý do khiến châu Phi bế tắc. Những xung đột đẫm máu bao giờ cũng để lại những hậu quả rất dai đáng, lưu truyền qua các thế hệ. Hận thù không tự nó tan biến với thời gian. Nó vẫn còn đó và làm tê liệt châu Phi. Ngay cả với một cố gắng hàn gắn thành thực và kiên trì thì xã hội cũng chỉ có thể tạm lành bệnh sau một thời gian rất dài. Châu Phi vẫn còn rất bi đát và bế tác vì di sản của những hận thù do một thảm kịch cách đây hơn một thế kỷ. Một mình thời gian không đủ, còn cần một cố gắng hàn gắn thật quả quyết.
Chúng ta cũng thế, chúng ta đã trải qua hơn ba thế kỷ chia cắt, nôi chiến, xung đột và ngoại thuộc, kết thúc bởi một cuộc chiến tranh ý thức hệ kéo dài ba thập niên với hàng triệu người thiệt mạng và sau đó là vô số biện pháp phân biệt đối xử. Chúng ta cũng bị thương tích rất nặng. Mỗi lần nghe những người khẳng định dân tộc Việt nam là một khối thuần nhất, không hận thù nhau và không cằn hòa giải, tôi lại sững sờ vì sự vô tư của họ. Cũng như các nước châu Phi, chúng ta đã đỗ vỡ và tổn hại rất nặng trong thể xác và trong tâm hồn. Hòa giải dân tộc cũng là chuyện dời sông lấp biển đối với chúng ta, nhưng nếu không thực hiện được hòa giải và hòa hợp dân tộc thì những la sẽ chỉ là một dân tộc bại liệt, và dù dưới chế độ nào đi nữa cũng chỉ có một tương lai thua kém. Trước mắt, nếu không hòa giải được với nhau, nếu mỗi người vẫn khư khư giữ lấy cái lý riêng của nình, chúng ta sẽ vẫn còn tiếp tục chia rẽ người Nam - người Bắc, Phật Giáo - Công Giáo, Quốc Gia - Cộng Sản và tiếp tục quằn quại dưới chế độ độc tài đảng trị.
Cuối cùng là một tật nguyền chung của người châu Phi Da Đen và chúng ta: thiếu hẳn phản xạ hòa giải. Trong hàng triệu năm người châu Phi Da Đen chỉ biết một phương thức để giải quyết các mâu thuẫn, đó là tiêu diệt đối phương hoặc bị đối phương tiêu diệt, do đó vấn đề hòa giải không bao giờ đặt ra vì không có đối tượng. Tôi đã hỏi rất nhiều trí thức châu Phi Da Đen và đều nhận được một câu trả lời: không những ý niệm hòa giải không có trong đầu óc người châu Phi mà ngay cả từ ngữ hòa giải cũng không có trong bất cứ một thổ ngữ nào. Chúng ta không đến nỗi như vậy, nhưng tật nguyền của chúng ta cũng rất trầm trọng. Kề từ đời nhà Trần, nghĩa là từ gần tám thế kỷ nay, nhổ cỏ tận gốc, tiêu diệt toàn bộ, tru di tam tộc vẫn là những biện pháp được người cầm quyền sử dụng để thay thế cho hòa giải, để khỏi phải hòa giải. Xét cho cùng đó cũng là một cách để giải quyết nhu cầu hòa giải. Dần dần với thời gian, cách ứng xử hung bạo đó đã ăn rễ vào tâm lý tập thể và làm cho ý niệm hòa giải trở thành xa lạ và bất bình thường đối với người Việt.
Khi nhóm Thông Luận, sau này là Tập Hợp Dân Chủ Đa Nguyên, đưa ra chủ trương hòa giải và hòa hợp dân tộc, chúng tôi đã bị đã kích gay gắt từ mọi phía. Chính quyền cộng sản cho đó là một âm mưu để đánh phá chính quyền cách mạng bằng cách đưa ra một nhu cầu giả tạo (vì dân tộc Việt nam là một khối thuần nhất dưới sự lãnh đạo của đảng cộng sản). Các lực lượng chống cộng coi đó chỉ là toan tính chính trị đen tối trong ý đồ bắt tay hợp tác với chế độ cộng sản vì tham vọng cá nhân (vì dân tộc Việt nam là một khối thuần nhất chống lại bạo quyền cộng sản). Rất ít người nhìn thấy đó là đoạn tuyệt tâm lý để thoát ra khỏi cái vòng lẩn quẩn của hận thù và chia rẽ, được làm vua thua làm giặc đang giam hãm chúng ta trong sự thua kém bi đát. Hòa giải và hòa hợp dân tộc có thể là một chiến lược, trong chừng mực nó công phá tinh thần bất dung, óc độc quyền lẽ phải và tham vọng độc quyền chính trị, nhưng nó trước hết là một triết lý chính trị mới cho đất nước.
Tinh thần hòa giải và hòa hợp dân tộc cũng vượt lên trên những quan tâm nhất thời. Nó nhắm tháo gỡ tất cả mọi hận thù và hiềm tỵ có thể có giữa người Kinh và người Thượng, người Nam và người Bắc, người Công Giáo và người Phật Giáo, người quốc gia cũ và người cộng sản cũ, người hải ngoại và người trong nước, người thành thị và người thôn quê, người giàu và người nghèo, những người đã chịu nhiều mất mát và những người được hoàn cảnh ưu đãi, nói chung là mọi nguyên nhân chia rẽ do điều kiện địa lý, di sản lịch sử và các thành kiến để lại. Để thay thế tâm lý đưọc-thua bằng tâm lý cùng thắng. Để quan niệm quốc gia không phải như một chiến trường mà như một không gian liên đới cho những cố gắng mưu tìm những thành công riêng cho mỗi người trong khuôn khổ một thành công chung cho tất cà.
Một lời trước khi chấm dứt. Tôi đã bỏ qua nước Nam Phi vì nó không giống những nước châu Phi Da Đen khác. Tuy nhiên cũng có một điều đáng suy nghĩ về quốc gia này. Tại đây thiểu số da trắng trước khi đầu hàng đã áp dụng chính sách phân cách (Apartheid). Họ lùa những người da đen vào những khu tự trị riêng biệt. Đó là một chiến lược để biến những người da đen thành những người ngoại quốc, để biến một vấn đề đối nội thành một vấn đề đối ngoại. Ngày nay cũng có những người Việt nam nói rằng dân tộc Việt nam rất thuần nhất, không hận thù nhau và không có nhu cầu hòa giải, chỉ có một thiểu số cộng sản phản bội và chống lại dân tộc (hay chỉ có một thiểu số phản động chống lại tổ quốc xã hội chủ nghĩa) cần phải loại bỏ. Cùng một ngôn ngữ, ngôn ngữ Apartheid, muốn biến những người trong nước thành những người ngoại quốc để khỏi phải hòa giải. Ngôn ngữ này đã bị vất bỏ tại Nam Phi. Nó cũng sẽ phải bị vất bỏ tại Việt nam.
Ngày 21/08/2010
___________________________
Bài viết liên quan:
[II] Đi tìm một mô thức phát triển đất nước (Nguyễn Gia Kiểng)
[I] -Đi tìm một mô thức phát triển đất nước (Nguyễn Gia Kiểng)
Một trang sử mới đã mở ra (Nguyễn Gia Kiểng)
Nguyễn Gia Kiểng - Người trong một nước?
Nguyễn Gia Kiểng - Lòng mẹ bao la như Biển Thái Bình
YÊU NƯỚC (Nguyễn Gia Kiểng)
Đăng nhận xét