Nhắc đến “Ẩm thực kháng chiến” cầm chắc không ai quên món “Cơm nắm muối vừng”. Thế nhưng vốn gốc chính tông dân Diêm Điền, tôi mạn phép mở ngoặc xin cam đoan thêm điều này nữa: Không ở đâu am hiểu... cơm nắm bằng người làng tôi!
Diêm Điền quê tôi là một làng biển ngoại đê. Không dám nói là bách nghệ nhưng người làng tôi kiếm sống bằng đủ thứ nghề cực nhọc: Đánh cá, làm mắm, vận tải thủy, buôn thúng bán bưng, gồng thuê gánh mướn... thôi thì đủ kiểu. Quanh năm dựa vào gạo chợ, nước sông nên ai cũng quý trọng bát com. Sáng tinh mơ lên thuyền ra biển, ngoài lưới, vây, câu, móc chẳng thủy thủ nào quên mang cơm nắm ăn trưa. Chạy chợ xa vài ba chục cây số bán tôm, thể nào các bà, các chị cũng gánh kèm “cơm nắm muối vừng”. Chúng tôi đều được bố mẹ giành cho một nắm cơm coi như “khoán trọn gói” bữa trưa. Y theo lời các cụ truyền lại, cơm nắm có lai lịch mãi từ thời lập làng xa tít.
Diêm Điền quê tôi là một làng biển ngoại đê. Không dám nói là bách nghệ nhưng người làng tôi kiếm sống bằng đủ thứ nghề cực nhọc: Đánh cá, làm mắm, vận tải thủy, buôn thúng bán bưng, gồng thuê gánh mướn... thôi thì đủ kiểu. Quanh năm dựa vào gạo chợ, nước sông nên ai cũng quý trọng bát com. Sáng tinh mơ lên thuyền ra biển, ngoài lưới, vây, câu, móc chẳng thủy thủ nào quên mang cơm nắm ăn trưa. Chạy chợ xa vài ba chục cây số bán tôm, thể nào các bà, các chị cũng gánh kèm “cơm nắm muối vừng”. Chúng tôi đều được bố mẹ giành cho một nắm cơm coi như “khoán trọn gói” bữa trưa. Y theo lời các cụ truyền lại, cơm nắm có lai lịch mãi từ thời lập làng xa tít.
Cơm nắm Thái Thụy |
Cuộc sống luôn đồng hành với cơm nắm nên xưa kia trong làng lưu truyền câu nói vừa xúc tích, vừa hàm chứa dáng dấp đôi vế đối khá chỉnh:
- Chẳng ai trốn được cơm nắm
- Không ai không thạo nắm cơm!
Quả đúng vậy. Ngày xưa trong làng từ trẻ đến già, đặc biệt là các bà, các chị nắm cơm thực sự đạt tới trình độ... kỹ xảo. Lóng ngóng, chậm chạp, không chịu được nóng thì đừng mon men bàn chuyện nắm cơm.
Thực ra nắm cơm cũng không có gì gọi là bí quyết. Nhưng để được ngon, người Diêm Điền luôn thực hành nghiêm hai thao tác chính thế này:
- Nắm nhanh khi cơm đang nóng.
- Phải nắm trực tiếp bằng hai bàn tay, không dùng khăn vải hoặc vật dụng gì hỗ trợ.
Làm đúng thế thì dù gạo xấu mấy nắm cơm vẫn “dền”. Dùng dao sắc dễ dàng cắt thành miếng vuông vức như ý muốn, đảm bảo cứ nhìn thấy là đã thích ăn. Nắm to nắm nhỏ thì tùy, song bởi bàn tay có hạn do vậy để bảo đảm chất lượng, nắm to nhất cũng không nên vượt quá 2 lạng gạo nấu cơm. Lần đầu nhìn các bà, các chị nắm cơm, người lạ thế nào cũng ngạc nhiên: Sao lại chịu nóng giỏi đến thế?
Trước khi nắm phải rửa sạch tay để đảm bảo vệ sinh và chống dính. Vừa bắc nồi trong bếp ra, cơm nóng hôi hổi lèn chặt vào hai bát úp một rồi đổ ngay vào lòng tay nắm liên tục. Do hai bàn tay hoạt động rất nhanh nên nắm cơm luôn luôn ở trạng thái xoay tròn đảo đều mọi phía nên cơm nóng không kịp truyền nhiệt vào người. 2 - 3 phút sau, nắm cơm chắc nịch tròn vành vạnh đã hiện hình. Đặt nắm cơm ở chỗ thoáng mát chờ nguội hẳn mới dùng giấy báo hoặc lá chuối hơ mềm gói lại. Thế là yên chí để tận hôm sau cơm vẫn ngon.
Cơm nắm Thái Thụy. |
Miếng cơm nắm mịn như giò lụa, chấm muối vừng thơm phức được coi là khẩu phần tươm tất của người làng tôi thuở chín năm khói lửa. Nhắc đến cơm nắm Diêm Điền, từ người dân bình thường cho đến những anh bộ đội, chị cán bộ từng dừng chân nơi này dễ mấy ai quên.
Bây giờ ở quê tôi chẳng ai còn phải ăn cơm nắm nữa rồi. Ngay những người làm nghề biển cũng vậy. Trên tàu có đầy đủ nào bếp gas mini, mì ăn liền... tiện lợi vô cùng. Với lớp trẻ, cơm nắm thực sự trở thành chuyện cổ dân gian. Thời buổi “Cơm nắm muối vừng” đã lùi xa, chỉ riêng những câu chuyện xoay quanh nắm cơm Diêm Điền sẽ còn mãi đọng lại với thời gian.
Nguồn: internet
Ngày đăng 18/09/2011
Đăng nhận xét