“Bất kỳ ai đọc quyển sách này đều đã quen thuộc với việc tranh cãi dường như không bao giờ có hồi kết về trí tuệ và các luận điệu của chúng ta, cái việc mà đã là một đặc tính nổi bật của cuộc sống trong suốt những năm cuối thế kỷ 20.
Thông qua từng các phương tiện truyền thông đại chúng, chúng ta đã bị dội bom với những lập luận về mua cái này hay cái kia, tin diễn giả này hay diễn giả khác, làm điều này hay làm điều khác. Những thông điệp có tính thuyết phục xuất phát từ bạn bè, gia đình và chính phủ, thậm chí từ những người lạ mà ta chỉ thảo luận trong chốc lát.
Chúng ta thường lấy những điều “phi lo-gic” (vô lý) để nỗ lực thuyết phục chúng ta, nhưng chúng ta có thể phát hiện rằng rất khó khăn để chống lại nỗ lực đó bởi vì chúng ta không chắc là tại sao tính lo-gic của những tranh luận là không có hoặc nó sai ở điểm nào. Thật là không may mắn khi mà trong cuộc tranh luận, người nào nói dài nhất, to nhất thường được xem là kẻ “chiến thắng”, thậm chí ông hay bà ta tranh cãi chẳng hay ho gì cả. Đó là bởi vì không có ai đáp lại trong cuộc tranh luận và nếu không có ai chỉ ra rằng những lập luận là yếu hay không thích hợp, thì chúng ta sẽ đi đến suy nghĩ: người tranh luận có thể đúng và hơn nữa chẳng có ai có thể chỉ rằng nó sai và tương tự như vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta chán ngán trong việc tranh cãi về một điều nếu nó không thể nghi ngờ hay tranh cãi. Chúng ta cùng những người khác có thể bị ảnh hưởng một cách tinh vi hay thậm chí nặng nề bởi nó, có thể trong thực tế sẽ xoá dần đi những bất đồng quan điểm ban đầu với nó, và cũng có thể phát hiện ra rằng rất khó khăn để từ chối tranh luận của người khác hoặc thậm chí kêu gọi hành động xuất phát từ nó. Tất cả có thể dẫn chúng ta đến cảm giác là chúng ta không có sự lựa chọn nhưng vẫn phải nói và phải làm những việc mà chúng ta với lương tri không chọn hoặc không tin tưởng.
Bằng cách nào chúng ta biết rằng chúng ta nên mua cái gì, tin cái gì và làm những việc khẩn cấp? Những lý do đó là gì, và chúng thuyết phục đến mức nào? Tại sao chúng tồn tại, nếu không thì tại sao chúng bắt buộc chúng ta? Và làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng những phân tích cá nhân về các vấn đề có liên quan đến chúng ta là có lý như chúng ta đã thực hiện? Một mục đích của nghiên cứu lo-gic là đạt được các công cụ mà với chúng có thể phân biệt một lập luận đúng với một lập luận sai. Theo đó, lo-gic có thể được xem là một trong những nghiên cứu mạnh mẽ nhất chúng ta có thể tiến hành, đặc biệt là trong thời đại như chúng ta đang sống, thời mà có quá nhiều yêu sách và phản đối các yêu sách”.
Dân Luận xin giới thiệu với bạn đọc tác phẩm “Với Lý Luận Giỏi - Giới Thiệu Những Ngụy Biện Thông Thường” của S. Morris Engel (Tiến Sĩ Khoa Học, Đại Học Toronto), bản dịch tiếng Việt của Tô Yến Nhi, Võ Hồng Long, Vũ Thắng và Lê Nga.
S. Morris Engel là một giáo sư triết học tại Đại Học York ở Toronto, Ontario. Trước đó, ông dạy tại trường Đại Học Miền Nam California (University of Southern California). Những tác phẩm của ông bao gồm Nghiên Cứu Triết Học (The Study of Philosophy), 31e (1990) và Cái Bẫy của Ngôn Ngữ (The Language Trap), (1984 và 1994), bên cạnh những cuốn sách học thuật như Học thuyết của Wittgenstein về sự chuyên chế của ngôn ngữ (1971).
Những mối quan tâm về học thuật của giáo sư Engel là ngôn ngữ của lo-gic và triết học. Tuy nhiên, ông cũng nổi tiếng với nhiều tác phẩm về Tiếng Đức Cổ (Yiddish). Những tác phẩm của ông gồm Dybbuk (Lên Đồng) (1974-1979), Lễ Ban Phước Hashem (Kiddish Hashem) (1977), v.v...
Chúng ta thường lấy những điều “phi lo-gic” (vô lý) để nỗ lực thuyết phục chúng ta, nhưng chúng ta có thể phát hiện rằng rất khó khăn để chống lại nỗ lực đó bởi vì chúng ta không chắc là tại sao tính lo-gic của những tranh luận là không có hoặc nó sai ở điểm nào. Thật là không may mắn khi mà trong cuộc tranh luận, người nào nói dài nhất, to nhất thường được xem là kẻ “chiến thắng”, thậm chí ông hay bà ta tranh cãi chẳng hay ho gì cả. Đó là bởi vì không có ai đáp lại trong cuộc tranh luận và nếu không có ai chỉ ra rằng những lập luận là yếu hay không thích hợp, thì chúng ta sẽ đi đến suy nghĩ: người tranh luận có thể đúng và hơn nữa chẳng có ai có thể chỉ rằng nó sai và tương tự như vậy. Đó là lý do tại sao chúng ta chán ngán trong việc tranh cãi về một điều nếu nó không thể nghi ngờ hay tranh cãi. Chúng ta cùng những người khác có thể bị ảnh hưởng một cách tinh vi hay thậm chí nặng nề bởi nó, có thể trong thực tế sẽ xoá dần đi những bất đồng quan điểm ban đầu với nó, và cũng có thể phát hiện ra rằng rất khó khăn để từ chối tranh luận của người khác hoặc thậm chí kêu gọi hành động xuất phát từ nó. Tất cả có thể dẫn chúng ta đến cảm giác là chúng ta không có sự lựa chọn nhưng vẫn phải nói và phải làm những việc mà chúng ta với lương tri không chọn hoặc không tin tưởng.
Bằng cách nào chúng ta biết rằng chúng ta nên mua cái gì, tin cái gì và làm những việc khẩn cấp? Những lý do đó là gì, và chúng thuyết phục đến mức nào? Tại sao chúng tồn tại, nếu không thì tại sao chúng bắt buộc chúng ta? Và làm thế nào chúng ta có thể chắc chắn hơn rằng những phân tích cá nhân về các vấn đề có liên quan đến chúng ta là có lý như chúng ta đã thực hiện? Một mục đích của nghiên cứu lo-gic là đạt được các công cụ mà với chúng có thể phân biệt một lập luận đúng với một lập luận sai. Theo đó, lo-gic có thể được xem là một trong những nghiên cứu mạnh mẽ nhất chúng ta có thể tiến hành, đặc biệt là trong thời đại như chúng ta đang sống, thời mà có quá nhiều yêu sách và phản đối các yêu sách”.
Dân Luận xin giới thiệu với bạn đọc tác phẩm “Với Lý Luận Giỏi - Giới Thiệu Những Ngụy Biện Thông Thường” của S. Morris Engel (Tiến Sĩ Khoa Học, Đại Học Toronto), bản dịch tiếng Việt của Tô Yến Nhi, Võ Hồng Long, Vũ Thắng và Lê Nga.
S. Morris Engel là một giáo sư triết học tại Đại Học York ở Toronto, Ontario. Trước đó, ông dạy tại trường Đại Học Miền Nam California (University of Southern California). Những tác phẩm của ông bao gồm Nghiên Cứu Triết Học (The Study of Philosophy), 31e (1990) và Cái Bẫy của Ngôn Ngữ (The Language Trap), (1984 và 1994), bên cạnh những cuốn sách học thuật như Học thuyết của Wittgenstein về sự chuyên chế của ngôn ngữ (1971).
Những mối quan tâm về học thuật của giáo sư Engel là ngôn ngữ của lo-gic và triết học. Tuy nhiên, ông cũng nổi tiếng với nhiều tác phẩm về Tiếng Đức Cổ (Yiddish). Những tác phẩm của ông gồm Dybbuk (Lên Đồng) (1974-1979), Lễ Ban Phước Hashem (Kiddish Hashem) (1977), v.v...
S. Morris Engel
Bạn đọc có thể tải quyển sách “Với Lý Luận Giỏi - Giới Thiệu Những Ngụy Biện Thông Thường” về đọc dưới dạng .DOC và .PDF
Tập tin đính kèm /Kích thước
Lý luận giỏi (bản PDF) 1.38 MB
Lý luận giỏi (bản WORD) 3.24 MB
Ngày lưu 25/02/2009 [ly-luan-gioi-nhung-nguy-bien-thong-thuong-download-pdf]
_________________
Bài viết liên quan:
Tải về tủ sách dân chủ (hồi ký, chính luận, tài liệu PDF...)
Báo cáo mật của Khrusev về tội ác Stalin (download)
Từ chế độ toàn trị sang thể chế dân chủ (Gene Sharp)
Tâm sự người Cộng Sản (nhiều tác phẩm)
Đỉnh cao chói lọi – tiểu thuyết của Dương Thu Hương
Đăng nhận xét