Cơn ác mộng nợ mất vốn
Phải đến trung tuần tháng 8/2014, phần lớn ngân hàng mới công bố báo cáo về tình trạng tài chính kết thúc quý 2. Bức tranh “ngồi mát ăn bát vàng” của những năm trước ngay lập tức được phủ lên một lớp màu cực thô kệch: có đến 8 ngân hàng rơi vào cơn mơ nợ xấu tăng chóng mặt: Vietinbank, Vietcombank, ACB, MB, Sacombank, Eximbank, BIDV và SHB, với tổng nợ xấu tăng gần 13.400 tỷ đồng trong 6 tháng.
Những ngân hàng trên lại đều nằm trong top 12 tổ chức tín dụng được coi là “điểm sáng” mà giới quan chức Ngân hàng nhà nước thường tự hào trong các báo cáo thành tích luôn tô vẽ màu giáo điều và phủ mị.
Dẫn đầu về nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm này là Vietcombank với 4.765 tỷ đồng, tăng 70% so với cách đây 6 tháng và chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu.
Tiếp đến là Vietinbank với 3.172 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng 40% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tăng 2,5 lần, từ 3.770 tỷ đồng cuối 2013 lên hơn 9.500 tỷ đồng hiện tại.
Eximbank ghi nhận gần 62% nợ xấu là có khả năng mất vốn với con số tuyệt đối gần 1.460 tỷ đồng. Còn ACB với tỷ lệ nợ xấu 3,6%; nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 60% tổng nợ xấu và tăng 23% sau 6 tháng đầu năm.
Các ngân hàng khác như MB có tỷ lệ nợ xấu tăng 0,6% lên 3%; ngân hàng BIDV có tỷ lệ nợ xấu tương đương năm 2013 nhưng nợ nhóm 5 lại tăng hơn 62% so 2013; và ngân hàng SHB dẫn đầu với tỷ lệ 8,2% tăng 72,4% so 2013…
Chưa kể nếu cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ - NHNN thì con số sẽ phình to rất lớn. Theo ước tính của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu sau cơ cấu có thể chiếm khoảng 9.71% tổng dư nợ chứ không phải chỉ khoảng 4% như báo cáo hiện thời.
Riêng tại TP.HCM, nợ có khả năng mất vốn cũng đang là mối lo của các ngân hàng khi chiếm tới 70,5% trong tổng nợ xấu của các nhà băng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm.
Cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng tất nhiên đã có sự dịch chuyển mạnh. Nợ xấu không tĩnh mà động với xu hướng từ nhóm 3 dịch chuyển càng ngày càng gần nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Bất động sản bỏ hoang
Người hôn mê, kẻ bế tắc
Không có lửa tất chẳng có khói. Phần lớn ngân hàng thương mại đều liên quan đến một cơn ác mộng thực sự chỉ muốn quên: nợ cho vay và nợ xấu bất động sản.
2011 bắt đầu phát sinh nợ xấu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cố giấu diếm. Đến năm 2012, bắt đầu lộ ra dấu vết một số ngân hàng là “mẹ đỡ đầu” cho các dự án bất động sản, liên quan đến hàng loạt đại gia tiếng tăm như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Phát Đạt, Vinaconex… Tình cảnh két sắt chỉ còn vài tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai vào năm đó là một thực tồn ghê gớm về hiểm họa “chết trên đống tài sản” của các đại gia.
Đại gia “chết” tất dẫn đến ngân hàng cho vay vốn sẽ “băng hà”. Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đã bơm vốn theo lối “đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ”, khá tương đồng với hình ảnh giới doanh nhân nhà đất Trung Hoa. Hậu quả là hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở ba miền Bắc - Trung - Nam cho tới nay vẫn nằm chết gí mà không có nổi vài phần trăm tiêu thụ.
Lượng phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp lại chiếm đến hơn 80% tổng lượng căn hộ do các doanh nghiệp tung ra thị trường. Tỷ lệ này cho thấy nợ và nợ xấu bất động sản - ngân hàng nguy hiểm đến thế nào một khi người tiêu dùng vẫn kiên tâm giữ chặt tiền trong hầu bao. Khi quá nhiều “thượng đế” còn cho rằng giá căn hộ sẽ còn xuống nữa, ngân hàng chủ nợ và doanh nghiệp con nợ phải quay sang “cắn đắng” lẫn nhau.
Vào đầu quý 3/2014, các số liệu về nợ xấu từ giới ngân hàng bất chợt “minh bạch” hơn hẳn vài năm trước. Nhưng như dân gian truyền tụng, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì đó chính là thời điểm mà hiệu ứng Minsky - các món cho vay đến hạn không thể thanh toán được - có thể ập tới bất kỳ lúc nào.
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng nổ sự sụp đổ của một ngân hàng đầu tiên ôm nợ xấu bất động sản mà không thể bán lại cho bất kỳ ai.
Những ngân hàng trên lại đều nằm trong top 12 tổ chức tín dụng được coi là “điểm sáng” mà giới quan chức Ngân hàng nhà nước thường tự hào trong các báo cáo thành tích luôn tô vẽ màu giáo điều và phủ mị.
Dẫn đầu về nợ có khả năng mất vốn ở thời điểm này là Vietcombank với 4.765 tỷ đồng, tăng 70% so với cách đây 6 tháng và chiếm hơn một nửa tổng nợ xấu.
Tiếp đến là Vietinbank với 3.172 tỷ đồng nợ có khả năng mất vốn, tăng 40% so với đầu năm. Tổng nợ xấu của ngân hàng này tăng 2,5 lần, từ 3.770 tỷ đồng cuối 2013 lên hơn 9.500 tỷ đồng hiện tại.
Eximbank ghi nhận gần 62% nợ xấu là có khả năng mất vốn với con số tuyệt đối gần 1.460 tỷ đồng. Còn ACB với tỷ lệ nợ xấu 3,6%; nợ có khả năng mất vốn chiếm gần 60% tổng nợ xấu và tăng 23% sau 6 tháng đầu năm.
Các ngân hàng khác như MB có tỷ lệ nợ xấu tăng 0,6% lên 3%; ngân hàng BIDV có tỷ lệ nợ xấu tương đương năm 2013 nhưng nợ nhóm 5 lại tăng hơn 62% so 2013; và ngân hàng SHB dẫn đầu với tỷ lệ 8,2% tăng 72,4% so 2013…
Chưa kể nếu cơ cấu lại nợ theo Quyết định 780/QĐ - NHNN thì con số sẽ phình to rất lớn. Theo ước tính của Ngân hàng nhà nước, tỷ lệ nợ xấu sau cơ cấu có thể chiếm khoảng 9.71% tổng dư nợ chứ không phải chỉ khoảng 4% như báo cáo hiện thời.
Riêng tại TP.HCM, nợ có khả năng mất vốn cũng đang là mối lo của các ngân hàng khi chiếm tới 70,5% trong tổng nợ xấu của các nhà băng trên địa bàn trong 6 tháng đầu năm.
Cơ cấu nợ xấu của các ngân hàng tất nhiên đã có sự dịch chuyển mạnh. Nợ xấu không tĩnh mà động với xu hướng từ nhóm 3 dịch chuyển càng ngày càng gần nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn).
Bất động sản bỏ hoang
Người hôn mê, kẻ bế tắc
Không có lửa tất chẳng có khói. Phần lớn ngân hàng thương mại đều liên quan đến một cơn ác mộng thực sự chỉ muốn quên: nợ cho vay và nợ xấu bất động sản.
2011 bắt đầu phát sinh nợ xấu, nhưng nhiều ngân hàng vẫn cố giấu diếm. Đến năm 2012, bắt đầu lộ ra dấu vết một số ngân hàng là “mẹ đỡ đầu” cho các dự án bất động sản, liên quan đến hàng loạt đại gia tiếng tăm như Hoàng Anh Gia Lai, Quốc Cường Gia Lai, Phát Đạt, Vinaconex… Tình cảnh két sắt chỉ còn vài tỷ đồng của Quốc Cường Gia Lai vào năm đó là một thực tồn ghê gớm về hiểm họa “chết trên đống tài sản” của các đại gia.
Đại gia “chết” tất dẫn đến ngân hàng cho vay vốn sẽ “băng hà”. Từ nhiều năm qua, các ngân hàng đã bơm vốn theo lối “đầu tư ồ ạt cho đến lúc sụp đổ”, khá tương đồng với hình ảnh giới doanh nhân nhà đất Trung Hoa. Hậu quả là hàng trăm ngàn căn hộ cao cấp ở ba miền Bắc - Trung - Nam cho tới nay vẫn nằm chết gí mà không có nổi vài phần trăm tiêu thụ.
Lượng phân khúc căn hộ cao cấp và trung cấp lại chiếm đến hơn 80% tổng lượng căn hộ do các doanh nghiệp tung ra thị trường. Tỷ lệ này cho thấy nợ và nợ xấu bất động sản - ngân hàng nguy hiểm đến thế nào một khi người tiêu dùng vẫn kiên tâm giữ chặt tiền trong hầu bao. Khi quá nhiều “thượng đế” còn cho rằng giá căn hộ sẽ còn xuống nữa, ngân hàng chủ nợ và doanh nghiệp con nợ phải quay sang “cắn đắng” lẫn nhau.
Vào đầu quý 3/2014, các số liệu về nợ xấu từ giới ngân hàng bất chợt “minh bạch” hơn hẳn vài năm trước. Nhưng như dân gian truyền tụng, khi ngân hàng phải kêu thét lên thì đó chính là thời điểm mà hiệu ứng Minsky - các món cho vay đến hạn không thể thanh toán được - có thể ập tới bất kỳ lúc nào.
Bất kỳ lúc nào cũng có thể bùng nổ sự sụp đổ của một ngân hàng đầu tiên ôm nợ xấu bất động sản mà không thể bán lại cho bất kỳ ai.
Viết Lê Quân [bat-dong-san-van-hon-me-rat-sau]
Nguồn: http://www.ijavn.org/2014/08/vntb-bat-ong-san-van-hon-me-rat-sau.html
Ngày đăng 20/08/2014
Đăng nhận xét