Với quá trình hình thành lâu dài và phức tạp nói trên, việc tìm lại xuất xứ, nguồn gốc của những lớp cư dân đầu tiên đặt chân đến vùng đất Thái Thụy nói chung và Thái Hà nói riêng thật sự không dễ dàng. Song, chắc chắn có hai luồng cư dân chủ yếu đã gặp nhau trong cuộc hội cư trên miền đất đầy gò đống và lắm sông nước này.
Trước hết đó là luồng cư dân đến từ đường biển. Họ chính là chủ nhân của những huyền thoại về các vị thuỷ thần, long thần từng được truyền tụng, thờ phụng từ rất sớm dọc theo các cửa sông, dòng chảy, với mong muốn có được sự che chở siêu nhiên trước các mối đe doạ của sóng to, vực xoáy Điển hình cho sự tích gắn liền với thuỷ thần sông nước này là câu chuyện về mối quan hệ giữa Nam Hải Đại Vương (tên thật là Phạm Hải) với ba vị Long Xà trấn trị nổi tiếng ở ba địa điểm đầu mối sông nước trong vùng.
Trước hết đó là luồng cư dân đến từ đường biển. Họ chính là chủ nhân của những huyền thoại về các vị thuỷ thần, long thần từng được truyền tụng, thờ phụng từ rất sớm dọc theo các cửa sông, dòng chảy, với mong muốn có được sự che chở siêu nhiên trước các mối đe doạ của sóng to, vực xoáy Điển hình cho sự tích gắn liền với thuỷ thần sông nước này là câu chuyện về mối quan hệ giữa Nam Hải Đại Vương (tên thật là Phạm Hải) với ba vị Long Xà trấn trị nổi tiếng ở ba địa điểm đầu mối sông nước trong vùng.
Luồng cư dân có sự thiên di lớn và rất sớm nữa đến đây từ các miền trung du, các vùng cao của Bắc Bộ về tụ cư trồng trọt ở các triền sông, sống đất ven biển. Họ là chủ nhân của các ngọc phả, thần tích … về các vị Cao Sơn, Mãnh Công... có nguồn gốc từ núi Tản, sông Đà, từng được thờ làm Thành hoàng bản cảnh tại các miếu, đình để giúp đỡ cho “dân yên, vật thịnh”, mùa màng bội thu.
Trải qua quá trình lao động đúc kết kinh nghiệm, cùng với những tiến bộ của công cụ sản xuất và kỹ thuật canh tác, chính lớp cư dân này là lực lượng tiên phong trong công cuộc khai khẩn từ các dải đất cao xuống các vùng thấp trũng và từng bước tụ cư vững vàng trên vùng đất mới.
Chợ Quài. |
Tuy nhiên, phải đến những thế kỷ sau Công nguyên, đặc biệt là từ khi Nhà nước phong kiến Đại Việt đã giành quyền tự chủ, mảnh đất này mới thật sự là điểm dừng chân hội tụ của nhiều luồng cư dân từ khắp các miền đất nước, với nhiều lý do, nguyên nhân chuyển cư khác nhau: Họ đến đây do muốn thoát khỏi cảnh dè nén, tù túng nơi quê cũ Có những người đến do phải phiêu dạt hoặc loạn lạc, binh lửa chiến tranh. Có những người do bị triều đình truy bức phải thay tên, đổi họ tìm nơi lánh nạn. Có người là nô tì, gia nhân, hoặc tù binh, binh lính mãn hạn, tự nguyện ôi theo các công thần, vương hầu, công chúa về mở mang điền trang thái ấp. Làn sóng di trú này đã làm cho việc khẩn hoang, vỡ hoá diễn ra đặc biệt sôi động.
Nguồn: Lịch sử ĐB&ND xã Thái Hà (1927-2005)
Ngày đăng: 18/09/2011
Đăng nhận xét