Vào thế kỷ XVII, tình trạng đổi dòng ở sông Trà Lý diễn ra mạnh mẽ, hiện tượng bên lở, bên bồi diễn ra ngày càng rõ nét và kết quả là đoạn sông Trà Lý phía trên, bên tả ngạn, phù sa bồi đắp, hình thành vùng đất mới: từ cầu Cất kéo dài sang phía Đông tới khu vườn Đồn, dài chừng 2km, có diện tích khoảng trên 100ha.
Cùng thời gian này, đoạn sông Trà Lý phía dưới, khu vực tả ngạn, bị nước xoáy vào bờ làm cho đất lở dữ dội. Chỉ qua một thập kỷ, đất của thôn Cù Khê lở xuống sông gần hết. Hiện tượng này đã làm cho địa hình Thuyền Quan có sự thay đổi: chiều dài của xã vẫn như cũ, nhưng phần đất phía trên phình ra, phần đất phía dưới bị thu hẹp lại. Vào năm 1786, cư dân thôn Cù Khê phải chuyển lên ở vùng đất phía nam thôn La Mai, do đó vị trí ba thôn trước đây theo hình cánh cung, đến lúc này nằm theo hình tam giác; tên các thôn cũng có sự thay đổi: phần đất phía nam thôn La Mai, nơi có nhiều gò đống, gọi là thôn Gồ; phần đất phía trong thôn La Mai gọi là thôn Nội; thôn khê Quật, nơi có đồn lính trước kia, gọi là thôn Đồn.
Từ khi thực dân Pháp xâm lược nước ta, dưới chế độ thực dân phong kiến, bọn địa chủ cường hào, lý dịch trong làng tranh giành nhau quyền lợi trong việc chia cấp công điền, thu thuế, tế lễ đình đám … , do đó ba thôn bị tách ra thành nhiều thôn nhỏ. Mặt khác, do sự biến động dòng chảy của sông Trà Lý, đất đai thôn Cù Khê ngày càng bị lở nhiều, làm cho điều kiện đi lại và sản xuất của người dân Thuyền Quan gặp nhiều khó khăn. Do đó từ năm 1933, chính quyền thực dân Pháp đã cắt vùng đất này cho xã Thái Phúc quản lý. Đến lúc này, chiều dài của xã Thuyền Quan chỉ còn từ Cầu Quài đến bến Lở, khoảng 3,5km chiều rộng của xã vẫn giữ nguyên đến ngày nay.
Cùng thời gian này, đoạn sông Trà Lý phía dưới, khu vực tả ngạn, bị nước xoáy vào bờ làm cho đất lở dữ dội. Chỉ qua một thập kỷ, đất của thôn Cù Khê lở xuống sông gần hết. Hiện tượng này đã làm cho địa hình Thuyền Quan có sự thay đổi: chiều dài của xã vẫn như cũ, nhưng phần đất phía trên phình ra, phần đất phía dưới bị thu hẹp lại. Vào năm 1786, cư dân thôn Cù Khê phải chuyển lên ở vùng đất phía nam thôn La Mai, do đó vị trí ba thôn trước đây theo hình cánh cung, đến lúc này nằm theo hình tam giác; tên các thôn cũng có sự thay đổi: phần đất phía nam thôn La Mai, nơi có nhiều gò đống, gọi là thôn Gồ; phần đất phía trong thôn La Mai gọi là thôn Nội; thôn khê Quật, nơi có đồn lính trước kia, gọi là thôn Đồn.
Đền Côn Giang. |
Các tư liệu lịch sử trên đây cho thấy quá trình hình thành đất đai, cư dân của Thái Thụy nói chung, Thái Hà nói riêng đã diễn ra lâu dài; những chứng tích và cứ liệu cho thấy các lớp cư dân đầu tiên đã có mặt tại nơi đây từ rất sớm. Tuy nhiên, do những biến động của thiên nhiên và xã hội, những lớp cư dân đầu tiên cũng biến động theo. Họ đến định cư tại đây, rồi lại di dời đi nơi khác. Nhưng từ thế kỷ V đến thế kỷ X trở đi, dân trong vùng đã định cư về cơ bản, càng về sau càng ổn định phát triển, điển hình là vùng Thuyền Quan, Phúc Khê.
Đến nay, do thiên tai, địch hoạ, tộc phả của nhiều dòng họ bị thất lạc hoặc tam sao thất bản, nhưng tộc phả của những dòng họ còn lại như dòng họ Nguyễn Văn, Nguyễn Viết, Nguyễn Hữu, Phạm Văn, Đoàn Hữu … cũng đủ chứng minh cho sự có mặt từ rất sớm của lớp cư dân nơi đây, tính từ cụ thuỷ tổ đến nay cũng đã có ngót 1.000 năm.
Nguồn: Lịch sử ĐB&ND xã Thái Hà (1927-2005)
Ngày đăng: 18/09/2011
Đăng nhận xét