"…Riêng trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ cho khoan 9 nơi và đang gọi thầu. Hà Nội biết rõ trong giai đoạn tới, khi mùa mưa bảo chấm dứt, Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến khoan ở đâu, nhưng họ không nói ra vì sợ gây hoang mang dư luận…”
Các cơ quan truyền thông đang bàn tán về việc Trung Quốc vừa rút giàn khoan HD 981 về gần đảo Hải Nam vào tối 15/7/2014. Dưới đầu đề “Giải mã việc TQ rút giàn khoan”đài BBC cho biết theo bản tin của Tân Hoa Xã của Trung Quốc, lý do rút giàn khoan về là vì “mùa mưa bão đã đến”. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là “nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới”. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng có luận điệu tương tự như thế.
Nhưng đây chỉ là cách tuyên truyền để trấn an dư luận. Hoa Kỳ, Hà Nội và các chuyên gia về Biển Đông đều biết rất rõ kế hoạch của Trung Quốc là sẽ cho khoan 140 địa điểm trên toàn Biển Đông để xem nơi nào có dầu hay khí đốt. Riêng trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ chokhoan 9 nơi và đang gọi thầu.Hà Nội biết rõ trong giai đoạn tới, khi mùa mưa bảo chấm dứt, Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến khoan ở đâu, nhưng họ không nói ra vì sợ gây hoang mang dư luận.
Vì khó đối phó nổi với các kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông, Hà Nội đã nghĩ đến những kịch bản có thể trình diễn để trấn an dư luận mỗi khi Trung Quốc có hành động mới. Chỉ những người tranh đấu theo cảm tính là không biết địch và đồng minh đang làm gì, và thường bị trúng kế của cả hai bên.
Trong những tuần qua, có hai biến cố được các nhà phân tích chính trị chú ý nhiều nhất. Biến Cố thứ nhất là Thượng Viện Hoa Kỳ công bố Nghị Quyết S.RES.412 ngày 10/7/2014 lên án hành vi xâm chiếm Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Biến cố thứ hai là khối BRICS gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã họp tại tại Fortaleza, Brazil sau khi World Cup 2014 vừa chấm dứt và ra tuyên bố thành lập Tân Ngân Hàng Phát Triển (The New Development Bank) và một quỹ dự trữ ngoại hối chung (reserve) như một “mini-IMF”để tranh quyền lãnh đạo một phần nền kinh tế tài chánh thế giới giống như Ngân Hành Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiến Tệ Quốc Tế (IMF) của Mỹ và các cường quốc Tây Phương. Sự thành lập hai cơ cấu này nằm trong chủ trương phá vỡ tình trạng một thế giới đơn cực đang do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Tuy nhiên, trước khi nói về hai biến cố này, cần phải nói về những kế hoạch mà con hổ đói dầu Trung Quốc đang làm để có đủ dầu cho nhu cầu của nước này.
Con hổ Trung Quốc đói dầu
Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh cho biết Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Số năng lượng của Trung Quốc tiêu thụ chiếm tới 20,3% tổng nhu cầu toàn cầu, vượt qua Mỹ với tỷ lệ 19%. Tính đến năm 2030, nhu cầu nhiên liệu hóa lỏng của Trung Quốc sẽ tăng 70%, và Trung Quốc sẽ nhập khẩu 75% số lượng nhiên liệu đó. Muốn có đủ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu, Trung Quốc phải vừa nhập khẩu vừa tìm cách khai thác bất cứ nơi đâu có thể khai thác được.
Năm 1982, Trung Quốc đã lập Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) phụ trách việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ngoài khơi Trung Quốc. CNOOC có số vốn đăng ký lúc đầu là 50 tỷ nhân dân tệ với hơn 98.750 nhân viên.
Tuy nhiên, theo ông Paul Aston thuộc tổ hợp Holman Fenwick Willan (HFW) ở Singapore, Trung Quốc muốn trở thành một tay chơi chính trong các hoạt động ngoài khơi, có thể cạnh tranh với Keppel, Jurong và Daewoo để trở thành một nhà thầu xây dựng dàn khoan lớn, Năm 2012 Trung Quốc đã hoàn thành giàn khoan HD-981 dài 114 m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn với phí tổn lên đến 2 tỷ USD. Sau đó, Trung Quốc đã hạ thủy thêm giàn khoan HD 982- một giàn khoan nước sâu tương tự như HD 981, và 2 chiếc loại nhỏ hơn là HĐ 943 và HĐ 944.
Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng dạy rằng những gì của Trung Quốc làm đều dỏm, chỉ xài vài bữa là hư. Nhưng các nhà quan sát nói rằng 20 năm trước người ta cũng nói rằng Hàn Quốc không thể đóng được tàu LNG (tàu chở khí hóa lỏng), nhưng bây giờ họ đang đóng tới 85% loại tàu này. Trung Quốc cũng đang thành công với các giàn khoan.
Đi khai thác ở đâu?
Ông Paul Aston cho biết trữ lượng dầu khí trên cạn của Trung Quốc đang bắt đầu cạn kiệt. Một phần ba trữ lượng hiện tại nằm ở ngoài khơi, trong đó 33% ở khu vực Biển Đông và hầu hết nằm trong khu vực nước sâu, theo lưu vực cửa sông Châu Giang.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA), những khai thác ngoài khơi của Trung Quốc chỉ mới đóng góp được 15% cho nhu cầu dầu khí của nước này. CNOOC dự trù sẽ có khoảng 10 mỏ dầu khí ngoài khơi đi vào hoạt động trong năm nay, trong đó mỏ khí đốt Liwan 3-1 là mỏ khí nước sâu tự nhiên đầu tiên ở ngoài khơi của Trung Quốc.
CNOOC dự trù sẽ bỏ ra khoảng hơn 20 tỷ USD để khoan thăm dò khoảng 140 lô, thu thập xấp xỉ 15.400km (9.571 dặm) và sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động thăm dò nước sâu. Trung Quốc đang gọi thầu09 lô dầu khí ở trong khu vực Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở bể Jianna và Wan’an. HD 981 chỉ mới khoan lô đầu tiên, còn 8 lô nữa.
EIA cho rằng khu vực tranh chấp ở Quần đảo Trường Sa gần như không có trữ lượng dầu mỏ xác định hoặc tiềm năng và có nguồn tin cho rằng khu vực này chỉ có khoảng gần 100 tỷ feet khối khí tự nhiên. Nhưng cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ lại cho rằng ở đây có khoảng từ 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu và từ 7,6 đến 55,1 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên nằm trong trữ lượng tài nguyên chưa được phát hiện.
Với khu vực Quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, EIA nói rằng họ không cho thấy dấu hiệu nào có các mỏ dầu khí lớn truyền thống ở khu vực này và cũng không có tiềm năng đáng kể. Tuy vậy, khu vực này có thể có một nguồn tài nguyên băng cháy lớn.
Như vậy việc tìm kiếm dầu và khí đốt ở Biển Đông còn nhiều khó khăn và phiêu lưu.
Chính sách tay đấm tay xoa
Rất nhiều người Việt đấu tranh vẫn hy vọng vọng rằng kế hoạch “xoay trục” của Mỹ về Thái Bình Dương sẽ giúp các nước nhược tiểu ở Á Châu ngăn chận chính sách bá quyền của nước Trung Quốc. Nhưng trong thực tế, chúng ta thấy Hoa Kỳ vẫn còn đi nước đôi vì quyền lợi của Hoa Kỳ còn dính với Trung Quốc quá nhiều.
1.- Một bên dùng tay đấm
Trong cuộc hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC trong hai ngày 10 và 11.7.2014, các chuyên gia và chính trị gia đã trình bày nhiều nhận thức và ý kiến rất sâu sắc về việc Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Ông Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
“Đây là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước khác… chúng ta phải hiểu đây là một chiến lược và mỗi một thời kỳ trong đó được kết nối với nhau để thực hiện chiến lược này.”
Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nói rằng việc Trung Quốc đang làm là nhằm thay đổi thực trạng trong khu vực, từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Đảo nhân tạo được họ xây dựng ở Trường Sa. Ông gọi đây là những hành động gây hấn và trơ tráo.
Ngày 10/7/2014, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Đây là một bản nghị quyết dài 15 trang, soạn thảo rất công phu. Phần dẫn lý đã nói lên những vi phạm luật lệ quốc tế của Trung Quốc và chính sách của Hoa Kỳ. Phần quyết nghị gồm hai phần, phần một (gồm 3 điểm) nói về nhận thức của Thượng Viện và phần 2 (gồm 13 điểm) nói về chính sách của Hoa Kỳ.
Nghị quyết kêu gọi những nước liên quan phải hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp bằng đường lối ngoại giao, hòa bình, không chấp nhận việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng võ lực. Riêng với Trung Quốc, nghị quyết yêu cầu trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 1/5, tức trước thời điểm giàn khoan HD 981 xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2.- Một bên dùng tay xoa
Trong khi đó, trong cuộc hội luận “Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế Mỹ-Trung” tổ chức tại Bắc Kinh hôm 9/7/2014, Ngoại Trưởng John Kerry cho rằng thành công của nước này chính là lợi ích cho nước khác, cam kết có thể 2 nước cạnh tranh với nhau nhưng không phải là xung đột vì con đường xây dựng quan hệ với Bắc Kinh mà Washington theo đuổi dựa vào các tiêu chuẩn hòa bình, thịnh vượng và hợp tác.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc ngày 15/7/2014, cho biết trong một cuộc điện đàm hôm 15/7/2014 giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Obama nói ông muốn mối quan hệ Mỹ-Trung dựa nhiều hơn vào sự hợp tác và giải quyết tốt hơn những bất đồng giữa hai nước.
Rồi sẽ đi tới đâu?
Có thể coi Nghị quyết S.RES.412 của Thượng Viện Hoa Kỳ như một bản xác định chính sách chính thức của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông, nhưng nó sẽ không được thực hiện ngay như đa số người Việt đấu tranh mong muốn vì hai lý do:
Lý do thứ nhất là thời gian thăm dò của Trung Quốc trên 140 lô trên Biển Đông không thể thực hiện nhanh chóng và tiềm năng về số lượng dầu lửa hay khí đốt có thể khai thác không lạc quan. Khả năng khai thác trong biển sâu của Trung Quốc còn giới hạn và phí tổn khai thác sẽ rất cao. Sự phản kháng của các nước quanh Biển Đông sẽ không cho phép Trung Quốc thực hiện mưu đồ của họ dễ dàng. Do đó, Mỹ không tin Trung Quốc sẽ thực hiện được tham vọng ở Biển Đông.
Lý do thứ hai là Trung Quốc vẫn còn là thị trường lớn thứ hai của Mỹ sau Châu Âu, nên mọi sự căng thẳng đều có thể phương hại đến thị trường này.
Trước tình trạng như vậy, không còn cách nào khác là chờ đợi một thời cơ tốt hơn. Trong cuộc phỏng vấn của RFA ngày 14/7/2014, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có nói: "Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả."
Các cơ quan truyền thông đang bàn tán về việc Trung Quốc vừa rút giàn khoan HD 981 về gần đảo Hải Nam vào tối 15/7/2014. Dưới đầu đề “Giải mã việc TQ rút giàn khoan”đài BBC cho biết theo bản tin của Tân Hoa Xã của Trung Quốc, lý do rút giàn khoan về là vì “mùa mưa bão đã đến”. Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh, phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Biển Đông của Học viện Ngoại giao Việt Nam, nói với BBC rằng việc Trung Quốc rút giàn khoan sớm hơn một tháng so với kế hoạch là “nhờ tiếng nói của Việt Nam cũng như dư luận thế giới”. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng có luận điệu tương tự như thế.
Nhưng đây chỉ là cách tuyên truyền để trấn an dư luận. Hoa Kỳ, Hà Nội và các chuyên gia về Biển Đông đều biết rất rõ kế hoạch của Trung Quốc là sẽ cho khoan 140 địa điểm trên toàn Biển Đông để xem nơi nào có dầu hay khí đốt. Riêng trong vùng đặc khu kinh tế của Việt Nam, Trung Quốc sẽ chokhoan 9 nơi và đang gọi thầu.Hà Nội biết rõ trong giai đoạn tới, khi mùa mưa bảo chấm dứt, Trung Quốc sẽ đưa giàn khoan đến khoan ở đâu, nhưng họ không nói ra vì sợ gây hoang mang dư luận.
Vì khó đối phó nổi với các kế hoạch của Trung Quốc trên Biển Đông, Hà Nội đã nghĩ đến những kịch bản có thể trình diễn để trấn an dư luận mỗi khi Trung Quốc có hành động mới. Chỉ những người tranh đấu theo cảm tính là không biết địch và đồng minh đang làm gì, và thường bị trúng kế của cả hai bên.
Trong những tuần qua, có hai biến cố được các nhà phân tích chính trị chú ý nhiều nhất. Biến Cố thứ nhất là Thượng Viện Hoa Kỳ công bố Nghị Quyết S.RES.412 ngày 10/7/2014 lên án hành vi xâm chiếm Biển Đông bất chấp luật pháp quốc tế của Trung Quốc. Biến cố thứ hai là khối BRICS gồm Nga, Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi đã họp tại tại Fortaleza, Brazil sau khi World Cup 2014 vừa chấm dứt và ra tuyên bố thành lập Tân Ngân Hàng Phát Triển (The New Development Bank) và một quỹ dự trữ ngoại hối chung (reserve) như một “mini-IMF”để tranh quyền lãnh đạo một phần nền kinh tế tài chánh thế giới giống như Ngân Hành Thế Giới (World Bank) và Quỹ Tiến Tệ Quốc Tế (IMF) của Mỹ và các cường quốc Tây Phương. Sự thành lập hai cơ cấu này nằm trong chủ trương phá vỡ tình trạng một thế giới đơn cực đang do Hoa Kỳ lãnh đạo.
Tuy nhiên, trước khi nói về hai biến cố này, cần phải nói về những kế hoạch mà con hổ đói dầu Trung Quốc đang làm để có đủ dầu cho nhu cầu của nước này.
Con hổ Trung Quốc đói dầu
Tập đoàn dầu mỏ BP của Anh cho biết Trung Quốc đã vượt Mỹ và trở thành nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới. Số năng lượng của Trung Quốc tiêu thụ chiếm tới 20,3% tổng nhu cầu toàn cầu, vượt qua Mỹ với tỷ lệ 19%. Tính đến năm 2030, nhu cầu nhiên liệu hóa lỏng của Trung Quốc sẽ tăng 70%, và Trung Quốc sẽ nhập khẩu 75% số lượng nhiên liệu đó. Muốn có đủ nhiên liệu để đáp ứng nhu cầu, Trung Quốc phải vừa nhập khẩu vừa tìm cách khai thác bất cứ nơi đâu có thể khai thác được.
Năm 1982, Trung Quốc đã lập Tổng công ty Dầu khí Ngoài Khơi Trung Quốc (China National Offshore Oil Corporation viết tắt là CNOOC) phụ trách việc tìm kiếm và khai thác dầu mỏ và khí thiên nhiên ngoài khơi Trung Quốc. CNOOC có số vốn đăng ký lúc đầu là 50 tỷ nhân dân tệ với hơn 98.750 nhân viên.
Tuy nhiên, theo ông Paul Aston thuộc tổ hợp Holman Fenwick Willan (HFW) ở Singapore, Trung Quốc muốn trở thành một tay chơi chính trong các hoạt động ngoài khơi, có thể cạnh tranh với Keppel, Jurong và Daewoo để trở thành một nhà thầu xây dựng dàn khoan lớn, Năm 2012 Trung Quốc đã hoàn thành giàn khoan HD-981 dài 114 m, rộng 90m, cao 137,8m và nặng 31.000 tấn với phí tổn lên đến 2 tỷ USD. Sau đó, Trung Quốc đã hạ thủy thêm giàn khoan HD 982- một giàn khoan nước sâu tương tự như HD 981, và 2 chiếc loại nhỏ hơn là HĐ 943 và HĐ 944.
Sách Quốc Văn Giáo Khoa Thư Chống Cộng dạy rằng những gì của Trung Quốc làm đều dỏm, chỉ xài vài bữa là hư. Nhưng các nhà quan sát nói rằng 20 năm trước người ta cũng nói rằng Hàn Quốc không thể đóng được tàu LNG (tàu chở khí hóa lỏng), nhưng bây giờ họ đang đóng tới 85% loại tàu này. Trung Quốc cũng đang thành công với các giàn khoan.
Đi khai thác ở đâu?
Ông Paul Aston cho biết trữ lượng dầu khí trên cạn của Trung Quốc đang bắt đầu cạn kiệt. Một phần ba trữ lượng hiện tại nằm ở ngoài khơi, trong đó 33% ở khu vực Biển Đông và hầu hết nằm trong khu vực nước sâu, theo lưu vực cửa sông Châu Giang.
Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (Energy Information Administration - EIA), những khai thác ngoài khơi của Trung Quốc chỉ mới đóng góp được 15% cho nhu cầu dầu khí của nước này. CNOOC dự trù sẽ có khoảng 10 mỏ dầu khí ngoài khơi đi vào hoạt động trong năm nay, trong đó mỏ khí đốt Liwan 3-1 là mỏ khí nước sâu tự nhiên đầu tiên ở ngoài khơi của Trung Quốc.
CNOOC dự trù sẽ bỏ ra khoảng hơn 20 tỷ USD để khoan thăm dò khoảng 140 lô, thu thập xấp xỉ 15.400km (9.571 dặm) và sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động thăm dò nước sâu. Trung Quốc đang gọi thầu09 lô dầu khí ở trong khu vực Biển Đông nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Việt Nam ở bể Jianna và Wan’an. HD 981 chỉ mới khoan lô đầu tiên, còn 8 lô nữa.
EIA cho rằng khu vực tranh chấp ở Quần đảo Trường Sa gần như không có trữ lượng dầu mỏ xác định hoặc tiềm năng và có nguồn tin cho rằng khu vực này chỉ có khoảng gần 100 tỷ feet khối khí tự nhiên. Nhưng cơ quan Khảo sát Địa chấn Mỹ lại cho rằng ở đây có khoảng từ 0,8 đến 5,4 tỷ thùng dầu và từ 7,6 đến 55,1 nghìn tỉ feet khối khí tự nhiên nằm trong trữ lượng tài nguyên chưa được phát hiện.
Với khu vực Quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp, EIA nói rằng họ không cho thấy dấu hiệu nào có các mỏ dầu khí lớn truyền thống ở khu vực này và cũng không có tiềm năng đáng kể. Tuy vậy, khu vực này có thể có một nguồn tài nguyên băng cháy lớn.
Như vậy việc tìm kiếm dầu và khí đốt ở Biển Đông còn nhiều khó khăn và phiêu lưu.
Chính sách tay đấm tay xoa
Rất nhiều người Việt đấu tranh vẫn hy vọng vọng rằng kế hoạch “xoay trục” của Mỹ về Thái Bình Dương sẽ giúp các nước nhược tiểu ở Á Châu ngăn chận chính sách bá quyền của nước Trung Quốc. Nhưng trong thực tế, chúng ta thấy Hoa Kỳ vẫn còn đi nước đôi vì quyền lợi của Hoa Kỳ còn dính với Trung Quốc quá nhiều.
1.- Một bên dùng tay đấm
Trong cuộc hội thảo quốc tế lần thứ 4 về biển Đông vừa diễn ra tại Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế tại Washington DC trong hai ngày 10 và 11.7.2014, các chuyên gia và chính trị gia đã trình bày nhiều nhận thức và ý kiến rất sâu sắc về việc Trung Quốc xâm chiếm Biển Đông. Ông Christopher Johnson, chuyên gia về Trung Quốc của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu Quốc tế nhận định:
“Đây là một chiến lược được tính toán kỹ lưỡng chứ không phải đơn thuần là một loạt các chiến thuật nhỏ hoặc phản ứng của Trung Quốc trước hành động của Mỹ hay các nước khác… chúng ta phải hiểu đây là một chiến lược và mỗi một thời kỳ trong đó được kết nối với nhau để thực hiện chiến lược này.”
Dân biểu Mike Rogers, Chủ tịch Ủy ban tình báo Hạ viện Mỹ nói rằng việc Trung Quốc đang làm là nhằm thay đổi thực trạng trong khu vực, từ bãi này sang bãi khác, từ đảo này sang đảo khác. Đảo nhân tạo được họ xây dựng ở Trường Sa. Ông gọi đây là những hành động gây hấn và trơ tráo.
Ngày 10/7/2014, với toàn bộ phiếu thuận, Thượng viện Mỹ đã thông qua Nghị quyết S.RES.412 về Biển Đông yêu cầu Trung Quốc quay lại nguyên trạng trước ngày 1/5/2014. Đây là một bản nghị quyết dài 15 trang, soạn thảo rất công phu. Phần dẫn lý đã nói lên những vi phạm luật lệ quốc tế của Trung Quốc và chính sách của Hoa Kỳ. Phần quyết nghị gồm hai phần, phần một (gồm 3 điểm) nói về nhận thức của Thượng Viện và phần 2 (gồm 13 điểm) nói về chính sách của Hoa Kỳ.
Nghị quyết kêu gọi những nước liên quan phải hợp tác với nhau để giải quyết tranh chấp bằng đường lối ngoại giao, hòa bình, không chấp nhận việc cưỡng bức, hù dọa, đe dọa hoặc sử dụng võ lực. Riêng với Trung Quốc, nghị quyết yêu cầu trả lại nguyên trạng Biển Đông như trước ngày 1/5, tức trước thời điểm giàn khoan HD 981 xuất hiện ở vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
2.- Một bên dùng tay xoa
Trong khi đó, trong cuộc hội luận “Đối Thoại Chiến Lược và Kinh Tế Mỹ-Trung” tổ chức tại Bắc Kinh hôm 9/7/2014, Ngoại Trưởng John Kerry cho rằng thành công của nước này chính là lợi ích cho nước khác, cam kết có thể 2 nước cạnh tranh với nhau nhưng không phải là xung đột vì con đường xây dựng quan hệ với Bắc Kinh mà Washington theo đuổi dựa vào các tiêu chuẩn hòa bình, thịnh vượng và hợp tác.
Một thông cáo của Tòa Bạch Ốc ngày 15/7/2014, cho biết trong một cuộc điện đàm hôm 15/7/2014 giữa Tổng thống Obama và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Obama nói ông muốn mối quan hệ Mỹ-Trung dựa nhiều hơn vào sự hợp tác và giải quyết tốt hơn những bất đồng giữa hai nước.
Rồi sẽ đi tới đâu?
Có thể coi Nghị quyết S.RES.412 của Thượng Viện Hoa Kỳ như một bản xác định chính sách chính thức của Hoa Kỳ đối với vấn đề Biển Đông, nhưng nó sẽ không được thực hiện ngay như đa số người Việt đấu tranh mong muốn vì hai lý do:
Lý do thứ nhất là thời gian thăm dò của Trung Quốc trên 140 lô trên Biển Đông không thể thực hiện nhanh chóng và tiềm năng về số lượng dầu lửa hay khí đốt có thể khai thác không lạc quan. Khả năng khai thác trong biển sâu của Trung Quốc còn giới hạn và phí tổn khai thác sẽ rất cao. Sự phản kháng của các nước quanh Biển Đông sẽ không cho phép Trung Quốc thực hiện mưu đồ của họ dễ dàng. Do đó, Mỹ không tin Trung Quốc sẽ thực hiện được tham vọng ở Biển Đông.
Lý do thứ hai là Trung Quốc vẫn còn là thị trường lớn thứ hai của Mỹ sau Châu Âu, nên mọi sự căng thẳng đều có thể phương hại đến thị trường này.
Trước tình trạng như vậy, không còn cách nào khác là chờ đợi một thời cơ tốt hơn. Trong cuộc phỏng vấn của RFA ngày 14/7/2014, Giáo sư Nguyễn Mạnh Hùng có nói: "Tôi không lạc quan bởi vì nếu mình đọc kỹ nghị quyết của Thượng Viện thì mình thấy nó không thay đổi gì cả."
Lữ Giang
Nguồn: http://ethongluan.org
Ngày đăng 20/7/2014
Đăng nhận xét